Huyện Châu Thành

  • Nông dân được Đại học nổi tiếng của Mỹ trao bằng Tiến sỹ danh dự là ông Đoàn Văn Khanh, một nông dân ở xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Trong không khí cả nước đang hân hoan chào đón các cầu thủ U23 Việt Nam trở về, thì việc 1 nông dân Việt Nam được Trường đại học Mỹ trao bằng Tiến sỹ danh dự cũng là niềm tự hào Việt Nam...
  • Con cá mập nước ngọt nặng 29 kg đã "dính" lưới của 1 ngư dân giăng trên sông Hậu đoạn qua Chắc Cà Đao, huyện Châu Thành (An Giang). Một người chuyên thu mua cá sông đã trả 500.000 đồng/kg nhưng sau thấy cá lạ nên sợ không dám mua nữa...
  • Bà Trương Thị Gấm, ở ấp Phước Thuận, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang) trồng 8 công đu đủ ruột vàng xen giữa các liếp nhãn Ido. Vào mùa hái quả đu đủ, mỗi ngày bà Gấm có thu hơn 1 triệu đồng...
  • ông Trần Văn Hiền ở ấp Phú Hòa B, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) phấn khởi nói: "Năm nay, gia đình tôi trồng khoảng 2 công tầm lớn bí đao bung, thu hoạch xong, ước tính sản lượng đạt trên 7 tấn/vụ, hợp đồng với doanh nghiệp với giá 4.500 đồng/kg cũng thu về trên 30 triệu đồng”.
  • Mỗi khi tết đến, xuân về, nhiều nhà vườn chọn cho mình 1 hay nhiều loại nông sản phục vụ dân ăn Tết, chơi Tết mà ít phải “đụng hàng”, thì riêng anh Trịnh Văn Phước ngụ ấp Phú Nhơn, xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã chọn cây đu đủ vàng để sẵn sàng “săn tiền" Tết...
  • Từ mô hình trồng thanh long chất lượng cao, “Bây giờ HTX không còn thành viên nào nghèo nữa, tất cả đều giàu có hết và đã lấy lại hết vốn góp vào HTX rồi, giờ mỗi năm chỉ chờ lấy lời thôi”.
  • Ông Trần Văn Gon, ngụ ấp Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) xếp hàng trăm bao đất trong 4 bồn lót bạt chỉ để nuôi lươn. Sau 1 năm thả nuôi, ông Gon thu hoạch lươn thịt từ 4 bể bán ra thị trường và lời tổng cộng 80 triệu đồng. "Cả xã Vĩnh Hanh này có tới 300 hộ nuôi lươn như tui...", ông Gon cho hay.
  • Anh Nguyễn Văn Tính, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) cho biết, gia đình anh đầu tư trồng gòn là do tìm hiểu thị trường, biết được người dân khu vực Tây Nguyên cũng như một số người dân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu mua cây gòn về để làm trụ trồng tiêu. Sau bão số 12, nhiều người cho rằng, cây gòn của anh Tính trồng sẽ hút hàng.
  • Ông Trần Văn Thật (60 tuổi ngụ ấp 6 B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) kể vui: “Người ta thường nói làm kinh tế theo mô hình VAC ( vườn – ao – chuồng) nhưng tôi gọi ngược cách làm của mình là CVA (chuồng – vườn – ao). Hàng chục năm qua tôi tập trung nhiều nhất cho đàn lợn thịt, kế đến là chuyện làm vườn trồng nhiều loại cây ăn trái sau cùng mới nuôi ao cá. Bởi vậy có người kêu tôi ôm đồm, kiểu nuôi, trồng "thích đủ thứ".
  • Từ 20 công đất phèn nặng, trồng lúa cho thu nhập thấp, ông Nguyễn Văn Đạt ở ấp Hòa Long A, xã An Ninh, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cam sành. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật, vườn cam sành nhà ông Đạt cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.