Huyện Chợ Mới

  • Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) đã tiếp nhận và triển khai nhiều chính sách, dự án hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Nhờ đó diện mạo các thôn nghèo, xã nghèo trên địa bàn huyện khởi sắc nhanh chóng, đời sống bà con các dân tộc được cải thiện rõ rệt.
  • Khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp, xã Bình Văn (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) trở thành nơi lý tưởng để phát triển cây hồi. Đây là thứ cây giúp người Bình Văn thoát nghèo, đưa Bình Văn từ xã 135 vào danh sách 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới ở Bắc Kạn giai đoạn 2010-2020.
  • Khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp, xã Bình Văn (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) trở thành nơi lý tưởng để phát triển cây hồi, thứ cây giúp người Bình Văn thoát nghèo, đưa Bình Văn từ xã 135 vào danh sách 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới ở Bắc Kạn giai đoạn 2010-2020.
  • Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi bò vỗ béo, bò giống, bò thịt ở xã An Thạnh Trung, thị trấn Mỹ Luông (huyện Chợ Mới), xã Long An, Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu), tỉnh An Giang lo lắng vì bò trong chuồng chết đột ngột.
  • Mỗi lứa hơn 2.000 con gà ri, năm 3 lứa, gà thịt nuôi ra bán ào ào như phóng sinh, không đầy tuần chỉ còn lại những nhà chuồng trống không, chưa kể mấy trăm cặp chim bồ câu bố mẹ, mỗi năm anh Dương Văn Đinh, thôn Nà Roòng, xã Như Cố, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) cũng bỏ túi ngót nghét hai trăm triệu đồng.
  • Với độ cao gần nghìn mét, khí hậu quanh năm mát lạnh, xã Bình Văn (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) thực sự trở thành nơi lý tưởng để trồng hồi-loài cây thân gỗ ra hoa và quả thơm sực nức. Người dân Bình Văn thoát nghèo nhờ cây hồi, giàu lên từ hồi, cán đích nông thôn mới cũng nhờ loại cây này.
  • Những bô lão 90 tuổi, hay 100 tuổi, ở vùng này chẳng hiếm gặp, bởi toàn xã dân số chỉ có 7.000 hộ nhưng đã có hơn 1.000 cụ trong độ tuổi từ 70 đến 100. Hầu hết các cụ vẫn minh mẫn, sống khỏe và yêu đời cùng con cháu. Đó chính là lý do Nhơn Mỹ (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được gọi là làng trường thọ ở miền Tây.
  • Tận dụng nguồn nước trên sông, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, tỉnh An Giang) đã phát triển mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn, có điều kiện đóng góp công sức để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
  • Hàng năm, khi mực nước trên những con sông dâng cao, ngoài đồng nước mấp mé tràn bờ cũng là lúc người dân đầu nguồn tỉnh An Giang tất bật chuẩn bị ngư cụ, phục vụ mùa đánh bắt thủy sản. Nào là đặt lờ, đặt lọp, đặt lú, đặt trúm…nhưng thú vị nhất vẫn là đi bắt ếch đồng. Không chỉ là thú vui lúc nông nhàn, công việc này còn giúp nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
  • Từ khi bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện, giá thịt heo trên địa bàn tỉnh An Giang xuống thấp, nhiều hộ chăn nuôi gặp khó. Thay thế thịt heo trong bữa ăn hàng ngày, người tiêu dùng đẩy mạnh ăn thịt bò. Động thái tiêu dùng này đã làm cho giá thịt bò trên thị trường tăng khoảng 30%. Đây là cơ hội để các hộ chăn nuôi tái đàn, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất để có được lợi nhuận cao.