Huyện Giao Thủy
-
Nhờ bí quyết cho chim trĩ ăn chuối chín và uống nước tỏi mà đàn chim trĩ của chị Nguyễn Thị Tươi (34 tuổi) ở xóm 7, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đẻ sòn sòn. Mỗi tháng chị Tươi xuất bán hơn 2.000 con chim trĩ giống, bỏ túi hơn 20 triệu đồng.
-
Nuôi đủ các loài chim quý hiếm, độc lạ như chim trĩ và nhiều loại chim công khác nhau, mỗi năm ông nông dân Nguyễn Đình Thiên (63 tuổi) ở xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) cung ứng thị trường chim cảnh và chim thịt thương phẩm lên tới hàng nghìn con, mang về nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng.
-
Khi vào mùa hoa sú, vẹt hương thơm tỏa bay ngào ngạt là dịp những người thợ nuôi ong lại tất bật với công việc. Tận dụng thời cơ, nhiều hộ dân đã phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái tại vườn Quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).
-
Đang là một kỹ sư thủy sản lành nghề với mức lương gần 30 triệu đồng/tháng, anh Đỗ Văn Khương (38 tuổi) ở xóm 9, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) vẫn quyết định bỏ về quê đào ao nuôi cá. Trại cá của anh Khương có nhiều con cá chép "siêu to khổng lồ", ai xem cũng trầm trồ...
-
Nhiều năm nay, gia đình chị Trần Thị Nhài ở xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã luyện chim công múa bán cho khách để chơi dịp Tết và mỗi cặp chim công trưởng thành biết múa điệu đàng có giá cả nghìn đô. Từ công việc nuôi, luyện chim công múa đã giúp gia đình hotgirl này có nguồn thu nhập khủng
-
Sau khi báo Dân Việt phản ánh về việc UBND huyện Giao Thuỷ (Nam Định) tự ý ban hành lệnh cấm xe khách hoạt động trên địa bàn các xã gây ra nhiều tranh cãi, Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định đã đề nghị UBND huyện Giao Thuỷ làm rõ việc cấm xe khách.
-
Liên quan tới việc UBND huyện Giao Thuỷ, Nam Định ban hành lệnh cấm xe khách hoạt động trên địa bàn các xã đang gây ra nhiều tranh cãi, đại diện huyện Giao Thuỷ cho biết, sẽ tổ chức đối thoại với các nhà xe, người dân để lấy ý kiến thống nhất về việc này.
-
Đang có mức lương hàng nghìn đô mỗi tháng nhưng với niềm đam mê nông nghiệp, đặc biệt "bị ám ảnh" với cây măng tây, anh Trần Hữu Chung (41 tuổi) trú tại xóm 5, xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã quyết định về làng bắt tay xây dựng mô hình trang trại trồng măng tây-thứ cây được ví như..."rau vua".
-
Cây bồ đề hay còn có tên gọi khác là cây giác ngộ, nhờ trồng loại cây này để bán làm cây cảnh mà hơn chục năm nay gia đình ông Phùng Văn Kiên (58 tuổi) ở xóm 5, xã Giao Hà, huyện Giao Thủy (Nam Định) có thu nhập ổn định lên đến hàng trăm triệu mỗi năm. Ai tới vườn cũng đều công nhận, trồng cây giác ngộ làm cây cảnh, cây công trình của ông Kiên là mô hình LẠ MÀ HAY
-
Từ khi chuyển sang nuôi ốc nhồi ở ao nhà, năm nào, ông Trần Văn Cấp (50 tuổi) ở xóm Xuân Thắng, xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cũng thu được tiền to. Loài ốc siêu đẻ, đẻ cả trăm trứng này và chúng chỉ ăn bèo, lá cây, ít tốn công chăm sóc, nhiều người tìm mua này giúp ông Cấp kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.