Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): “Rùng mình” trước cách hành hạ chó vì lợi nhuận của các chủ buôn

Sỹ Công - Đức Minh - Văn Hoàng Thứ sáu, ngày 28/07/2023 06:00 AM (GMT+7)
Trong khi, Hà Nội đang đề xuất thí điểm ‘'Thành phố nói không với thịt chó, mèo'’ thì tại đại phương, thịt chó vẫn được xem như “đặc sản” trên bàn nhậu. Tuy nhiên, ít ai khi ăn thịt chó lại thắc mắc, nguồn thịt từ đâu và có an toàn hay không.
Bình luận 0

Phóng viên Dân Việt vào cuộc điều tra tìm hiểu tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và không khỏi "rùng mình" khi chứng kiến sự thật kinh hoàng bên trong điểm trung chuyển chó lớn của cả nước. 

Dưới đây là ghi nhận của nhóm phóng viên Dân Việt.

Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): “Rùng mình” trước cách hành hạ chó vì lợi nhuận của các chủ buôn

Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm khi nhiều thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM đã kêu gọi không hoặc cấm ăn việc giết mổ, ăn thịt chó. Có địa phương như Quảng Nam, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký phê duyệt kinh phí xây dựng dự án TP. Hội An "du lịch, thân thiện, không ăn thịt chó mèo". Đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nếu muốn thực trạng giết mổ, tiêu thụ thịt chó giảm dần, từng bước chấm dứt cần phải bắt đầu từ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Qua đó, giúp mọi người  không còn xem thịt chó là một loại thực phẩm trên bàn ăn, bàn nhậu hàng ngày.

Thống kê của các tổ chức phúc lợi động vật quốc tế cho thấy, trung bình hằng năm có khoảng 5 triệu con chó và 1 triệu con mèo bị buôn bán và giết thịt tại Việt Nam.

Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt chó là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như xoắn khuẩn, tả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem