Huyện sìn hồ
-
Chánh Thanh tra huyện và Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cùng 10 đối tượng khác vừa bị Công an tỉnh Lai Châu tạm giữ hình sự về hành vi đánh bạc.
-
Cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu vẫn đang tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ vụ án Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản tại huyện Sìn Hồ sau phản ánh của Dân Việt.
-
Theo nguồn tin riêng của Dân Việt, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã phê chuẩn lệnh bắt người bị tạm giữ đối với ông Đào Đăng Nghĩa, một trong những chủ xưởng gỗ mà Dân Việt phản ánh. Cùng ngày 15.3, một chủ xưởng gỗ khác tên là Vũ Duy Biên cũng bị bắt tạm giam.
-
Ngay sau khi Báo điện tử Dân Việt đăng tải loạt bài điều tra phản ánh “Thủ đoạn vận chuyển gỗ quý trái phép qua đường bưu chính”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã có ý kiến chỉ đạo các bên liên quan vào cuộc điều tra, xử lý.
-
Theo nguồn tin riêng của Dân Việt, hôm nay 15/3, Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã phê chuẩn Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Vũ Duy Biên, một trong những chủ xưởng gỗ mà Dân Việt phản ánh.
-
Chúng tôi đã kỳ công xác minh ghi nhận nhiều tài liệu, hình ảnh khó có thể thuyết phục hơn về việc vận chuyển phi pháp gỗ quý, hiếm qua các cỗ xe bưu chính, chuyển phát nhanh. Từ đó, nhóm phóng viên đã cung cấp hồ sơ tố giác tội phạm tới lãnh đạo Công an tỉnh Lai Châu.
-
Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu tiến hành kiểm tra những cơ sở buôn gỗ mà trước đó phóng viên Dân Việt đã phát hiện có dấu hiệu buôn bán gỗ quý trái phép.
-
Gỗ từ rừng tự nhiên được chuyển về trung tâm huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu). Trong vai con buôn, "bạn hàng kếch sù", chúng tôi đã nhiều lần được mời ghé thăm kho xưởng của các đầu nậu gỗ và không khỏi choáng ngợp trước các thủ đoạn cất giấu gỗ quý, hiếm - đã có lệnh cấm khai thác buôn bán.
-
Trong phóng sự trước, phóng viên Dân Việt đã thâm nhập xưởng chế biến và nơi giới thiệu sản phẩm mỹ nghệ làm từ nguồn gỗ quý trái phép. Vậy, gỗ quý trái phép sẽ được hợp thức hóa bằng cách nào để vận chuyển đi tiêu thụ? Nếu có, thì thủ đoạn sẽ như thế nào? Tất cả sẽ được làm sáng tỏ trong phóng sự sau!
-
Sau khi lâm tặc phá rừng, gỗ được xé lẻ đưa về bản. Vậy số gỗ quý trái phép này sẽ được chủ xưởng gom về như thế nào? Sau đó vận chuyển đi tiêu thụ luôn hay được chế biến tại chỗ thành đồ gỗ mỹ nghệ với giá trị rất cao rồi mới bán? Tiếp tục theo chân phóng viên Dân Việt đi tìm sự thật!