Huyện Tam Đảo
-
Khu du lịch thị trấn Tam Đảo được ví như thị trấn trong mây, tuy nhiên, những tồn tại như xẻ núi, công trình ngổn ngang được xử lý sẽ hấp dẫn hơn trong mắt du khách.
-
Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực, cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu, trong đó có trồng cây trà hoa vàng.
-
Từng thất bại với nhiều loại cây trồng khác nhau, nhưng cuối cùng anh Phạm Văn Đông, thôn Sơn Đồng, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đã tìm được hướng phát triển kinh tế hiệu quả trên đồng đất của gia đình, đó là trồng chuối tiêu hồng.
-
Càng đến gần Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các hộ chăn nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như: Ba ba, gà có râu Tiên Yên, lợn mán, hươu, dê… lại càng chú ý quan tâm, chăm sóc cho đàn vật nuôi, bởi những con nuôi này hầu hết có đầu mối tiêu thụ và có giá trị kinh tế cao.
-
Chỉ sau một thời gian ngắn nhân giống lợn rừng, ông Trương Văn Năm thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã trở thành chủ nhân của một trang trại nuôi lợn rừng rộng tới 8ha. Hiện đàn lợn rừng của ông có hơn 100 con, bao gồm cả lợn rừng sinh sản, lợn phối giống và lợn giống.
-
Thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi đã gây chết, tiêu hủy hàng trăm nghìn con lợn, khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp phải “điêu đứng”. Thế nhưng, với quy trình chăn thả tự nhiên, hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đứng vững, với giá bán ổn định và thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
-
Vùng núi huyện Tam Đảo (tỉnhVĩnh Phúc) có nhiều cây dược liệu quý hiếm, trong đó có cây ba kích. Người dân xã Đạo Trù (Tam Đảo) đã mở rộng diện tích, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và nhân giống cây ba kích, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Củ ba kích bán với giá 120.000 đồng/kg, tính ra mỗi sào trồng ba kích cho thu từ 120-160 triệu đồng.
-
Dám nghĩ, dám làm, đó là yếu tố quan trọng nhất để chàng "cựu thủy thủ" tàu biển Nguyễn Văn Tân, 31 tuổi, thôn Đồi Thông, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thành công với mô hình nuôi hươu sao bán con giống và và cưa sừng bán nhung hươu, cho thu nhập mỗi năm gần 300 triệu đồng.