Huyện Tri Tôn
-
Tận dụng đất ở chân núi và triền núi, bà con nông dân (ND) 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang trồng các loại cây dược liệu như: đinh lăng, nghệ, ngãi, ba kích... trong đó có cây gấc, để phát triển kinh tế gia đình. Với đặc tính dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, không kén đất và có đầu ra ổn định; cây gấc đã giúp cho nhiều nông dân có nguồn thu nhập ổn định so với nhiều loại cây trồng khác.
-
Nhiều du khách phương xa tìm đến xứ Bảy Núi (An Giang) để thăm thú cảnh đẹp trời ban. Đi qua mấy ngôi chùa Khmer nằm nghiêng nghiêng bên núi, nhìn cổng chùa “trơ gan cùng tuế nguyệt”, họ nghĩ ngay đến những cánh cổng thời gian. Lối ví von ấy chẳng hề quá đáng chút nào, khi thời gian đã kỳ công tô điểm cho cổng chùa một sự huyền ảo, xa xưa nhưng vẫn gần gũi với con người.
-
Những hồ chứa nước thuỷ lợi trên núi của cư dân vùng Bảy Núi (An Giang) ban đầu làm ra cốt chỉ để lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, hoặc hồ hình thành sau khi khai mỏ đá. Ai ngờ, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, những cái hồ trên núi vùng Bảy Núi lại thành "Tuyệt tình cốc" ở miền Tây. Trong góc nhìn của những "phượt thủ" trẻ, hồ trên núi chẳng những độc đáo, mà còn rất đỗi nên thơ, cực kỳ phù hợp để chụp ảnh “sống ảo”
-
Theo Phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn (An Giang), nước lũ làm vỡ bờ đê bao; tính đến 28.8, toàn huyện đã có trên 720 ha lúa nằm ngoài đê đang ở giai đoạn trổ, sắp chín bị mất trắng.
-
Ông Nguyễn Lợi Đức (Sáu Đức) 67 tuổi, ngụ xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, An Giang nổi tiếng là người sở hữu đàn bò nhiều nhất tỉnh với hơn 600 con; có trong tay 60 ha chuối Nam Mỹ và thành công với mô hình nuôi trùn quế.
-
Sinh trưởng và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên trái trâm, trái trường, trái hồng quân hay trái thị… được xem là món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất Bảy Núi (An Giang).
-
Đó là một trải nghiệm rất thú vị khi đến vùng Bảy Núi - An Giang. Được tự mình khám phá cảnh đẹp thiên nhiên, lưu lại những bức ảnh ấn tượng, thưởng thức những món ngon đặc sắc của người dân địa phương, cảm giác lưu luyến như còn vương vấn mãi.
-
Với đặc thù mọc tự nhiên, không cần bón phân, phun thuốc, thân cây trên 30 năm mới cho thu hoạch, trái trường xứng danh là loại trái cây rừng “ngon, sạch” của vùng Bảy Núi (An Giang). Hiện nay, loại trái trông giống như trái vải này (có người gọi là vải rừng) đang hấp dẫn du khách, tạo thu nhập đáng kể cho bà con dân tộc Khmer.
-
Người dân tỉnh An Giang rất quen thuộc với chuyện làm ăn của ông Nguyễn Lợi Đức (Sáu Đức) 67 tuổi, ngụ xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn bởi ông vốn nổi tiếng là người chuyên cung cấp lúa giống sạch bệnh, chất lượng cao; là người sở hữu đàn bò nhiều nhất tỉnh với hơn 600 con; có trong tay 60 ha chuối Nam Mỹ đang cho thu hoạch....Ông Đức cũng đã và đang rất thành công với mô hình nuôi trùn quế.
-
Lương Phi là xã hiện có diện tích trồng cây tầm vông nhiều nhất huyện Tri Tôn (An Giang) với trên 70 ha. Nghề trồng, khai thác, uốn tầm vông qua lửa bán đi khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long đã giúp hàng trăm hộ dân, đa số là người Khmer, người Chăm có cuộc sống ổn định…Các hộ làm nghề thổi lửa “nướng” tầm vông kiếm vài trăm ngàn/ngày...