Huyện Tri Tôn
-
Đốt lửa “nướng" tầm vông hay còn gọi là uốn tầm vông, nghe qua như nghề lạ ở tỉnh An Giang…nhưng nghề này đã tồn tại hơn 20 năm qua tại vùng Bảy Núi.
-
Đến với vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang, du khách không chỉ được tham quan những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng hoang sơ và hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã thơm ngon, độc đáo chỉ có riêng ở nơi đây, trong đó có món ếch nướng thơm lừng.
-
Những hàng trâm cổ thụ ở huyện Tri Tôn (An Giang) dần biến mất, bởi người dân ồ ạt bứng bán cho thương lái.
-
“Không cần diện tích thả nuôi lớn; nguồn thức ăn cho rắn hổ hèo có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm; người chăn nuôi không gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi do đây là động vật dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh; chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi thành phần kinh tế…” - đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Dân (ấp Tân Thạnh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) sau 2 năm thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo.
-
Ngoài phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô, các hồ nước dưới chân núi ở Bảy Núi (An Giang) đã vô tình tạo nên bức tranh “sơn thủy” tuyệt đẹp giữa núi rừng...
-
Mùa mưa vừa kết thúc, hàng ngàn người dân ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) lại tất bật chuẩn bị dụng cụ để đi hái trái thốt nốt, lấy nước nấu đường thốt nốt. Trời chưa hửng sáng đã thấy những bóng người xuất hiện dưới gốc cây thốt nốt, thoăn thoắt trèo lên và mất hút trong tán lá xum xê. Trèo hái thốt nốt được gọi là nghề mưu sinh giữa lưng trời hoặc “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời”.
-
Là món ăn truyền thống của đồng bào Khmer, cốm dẹp đã trở thành nỗi nhớ của những ai sinh ra và lớn lên ở vùng Bảy Núi. Bởi thế, dù nghề làm cốm dẹp không còn phổ biến nhưng những ai gắn bó cùng nó cứ son sắt một lòng, mặc cho thời gian phủ bụi lên những chiếc chày nơi góc bếp.
-
Trải qua nhiều công việc khác nhau, ông Nguyễn Lợi Đức (Sáu Đức) 64 tuổi, ở ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đang sở hữu 1.500 công đất trồng lúa. Ông Sáu Đức còn làm giàu nhờ trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu và nuôi hàng trăm con bò, trong đó có nhiều giống bò ngoại mà dân ở đây hay gọi là bò Tây...
-
Từ lâu, chợ cỏ Ô Lâm (xã Ô Lâm) trở thành một trong những chợ độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang). Gọi là chợ nhưng không bán rau, thịt hay cá… mà chỉ bán cỏ. Cỏ được cắt ở nhiều nơi, buộc thành từng bó, chất đầy ghe rồi chở về đây bán cho các hộ chăn nuôi gia súc trong và ngoài địa phương.
-
Khi chán cảnh ồn ào, nhốn nháo và thưa thớt tình người ở phố thị, một số người có xu hướng tìm một nơi yên tĩnh, thoáng đãng. Có khi, phố thị chẳng giúp họ có cuộc sống tươm tất, đủ đầy, họ cũng sẽ ra đi. Lúc đó, vòng tay bao dung của núi rừng trở thành sự lựa chọn dễ chịu nhất. “Bỏ phố về núi” câu chuyện dài của đời người...