Cà Mau: Liều trồng cây củ cay, 1 công thu 4 tấn, 1ha có 300 triệu

Thứ sáu, ngày 13/12/2019 19:30 PM (GMT+7)
Từ ý tưởng tạo ra sự khác biệt để đi lên trong làm kinh tế, anh Nguyễn Thiện Hậu (ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đã mạnh dạn đầu tư trồng loại cây ở địa phương chưa ai dám trồng để làm “cây kinh tế”. Qua vài năm phát triển, loại cây trồng này giúp gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm. “Cây kinh tế” anh Hậu lựa chọn là cây riềng.
Bình luận 0

Khi anh Hậu và anh Long tiến hành đầu tư trồng riềng nhiều người dân tại địa phương không tin rằng họ có thể thành công.

img

Mô hình trồng riềng thu hàng trăm triệu mỗi năm.

Nhiều năm trước, vợ chồng anh Hậu rời vùng đệm đất rừng U Minh hạ lên TP.HCM tìm hướng phát triển. Cuộc sống mưu sinh nơi thị thành với vật giá đắt đỏ khiến gia đình anh sống khá chật vật. Trong một lần đi chợ, anh nông dân đã phải mua 1 củ riềng với giá bằng 1 kg riềng được bán tại vùng đất rừng mình lớn lên và anh đã quyết định về quê lập nghiệp bằng cây riềng.

Nhiều năm trước, vợ chồng anh Hậu rời vùng đệm đất rừng U Minh hạ lên TPHCM tìm hướng phát triển. Cuộc sống mưu sinh nơi thị thành với vật giá đắt đỏ khiến gia đình anh sống khá chật vật. Trong một lần đi chợ, anh nông dân đã phải mua 1 củ riềng với giá bằng 1 kg riềng được bán tại vùng đất rừng mình lớn lên và anh đã quyết định về quê lập nghiệp bằng cây riềng.

Ban đầu, anh Hậu đầu tư trồng thử nghiệm riềng trên diện tích khoảng 300 m2 tại xã Biển Bạch (huyện Thới Bình). Thấy cây riềng phát triển tốt nên anh rủ người bạn Châu Thanh Long qua vùng đất than bùn xã Khánh An (huyện U Minh) đầu tư trồng thêm 2 ha.

“Trồng riềng nơi vùng đất này thuận lợi là nguồn nước và đất than bùn phù hợp. Chỉ cần vun luống cao là trồng rất đạt. Từ đó, hạn chế dùng phân bón hóa học tạo ra sản phẩm theo hướng sạch nên được thương lái ưa thích” - anh Nguyễn Thiện Hậu chia sẻ.

img

Giá riềng có chiều hướng giảm nhưng vẫn có thu nhập cao.

Khi anh Hậu và anh Long tiến hành đầu tư nhiều người dân tại địa phương không tin rằng họ có thể thành công. Nhưng với bản tính kiên định, muốn tìm hướng đi mới để vươn lên nên mỗi người bỏ ra khoảng 60 triệu đồng để cây riềng bén rẽ. Hiện nay, mỗi năm họ có nguồn thu khoảng 300 triệu đồng/ha, số tiền này còn cao hơn mỗi chu kỳ thu hoạch rừng tràm truyền thống (khoảng 5 năm) người dân tại địa phương.

Tuy nhiên, hai người nông dân làm liều đang cảm nhận được những khó khăn khi người dân địa phương bắt đầu thực hiện mở rộng diện tích trồng riềng. So với lúc mới cho thu hoạch cách đây hơn 1 năm, giá riềng đã giảm khoảng 20%, ở mức khoảng 10.000 đồng/kg. Với mức giá này vẫn giúp họ có thu nhập cao, tuy nhiên, lo lắng về bức tranh nông sản “được mùa mất giá” vẫn diễn ra hằng ngày là điều khó tránh khỏi.

Anh Nguyễn Thiện Hậu băn khoăn: “Tính theo giá thị trường từ 8.000 – 10.000 đồng 1 công một năm trung bình khoảng 4 tấn. Một ha kiếm được 300 triệu đồng. Hiện thương lái thu mua cung cấp cho thị trường Cà Mau và Kiên Giang thì chỉ vài trăm kg. Khó khăn hiện nay là chưa đảm bảo được đầu ra, chưa có người bao tiêu sản phẩm nên bấp bênh. Đổ xô trồng nhiều chắc chắn giá sẽ tiếp tục giảm.”.

Bên cạnh nguồn thu nhập cao từ cây riềng mang lại, hai anh nông dân làm liều còn đang trồng xen thêm các loại cây trồng khác trên diện tích đất canh tác để tăng thu nhập. Đặc biệt, trong quá trình gắn bó với cây riềng, anh Nguyễn Thiện Hậu đã tận dụng phế phẩm từ củ riềng để làm “bài thuốc” trị sâu bệnh cho các loại cây trồng và mang lại hiệu quả tích cực. Anh Hậu đang ấp ủ việc thử nghiệm củ riềng như một loại “chế phẩm sinh học”, giúp người dân địa phương khắc chế sâu bệnh trên cây trồng

Trần Hiếu (VOV-ĐBSCL)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem