IMF tổ chức gì?

PV Thứ hai, ngày 15/10/2018 11:25 AM (GMT+7)
IMF là tên viết tắt của quỹ Tiền tệ Quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund), tổ chức này cũng có logo dễ nhận diện.
Bình luận 0

Đây là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

Tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood (7. 1944) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

img

Logo của IMF. Ảnh: I.T

Tới tháng 9.2011, IMF bao gồm 187 quốc gia thành viên với mục tiêu thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại thế giới, kích thích việc làm và phát triển kinh tế bền vững, giảm đói nghèo trên toàn thế giới.

IMF cũng đưa ra những tư vấn chính sách, và giúp đỡ về mặt tài chính cho các nước thành viên trong những giai đoạn khó khăn về kinh tế, đồng thời làm việc với các nước đang phát triển để giúp các nước này đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô và giảm đói nghèo.

IMF hỗ trợ các nước thành viên thông qua những hoạt động:

Đưa ra những lời khuyên về chính sách cho các chính phủ và ngân hàng trung ương dựa trên sự phân tích về xu hướng phát triển kinh tế, và những kinh nghiệm thực tế xuyên quốc gia.

Nghiên cứu, thống kê, dự báo, và phân tích kinh tế thông qua việc theo dõi các nền kinh tế và thị trường riêng lẻ, khu vực và toàn cầu.

Đưa ra các nguồn vốn cho vay để giúp các quốc gia vợt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn.

Đưa ra những nguồn vốn không lãi suất và có thời gian đáo hạn dài để giúp các nước phát triển chống lại đói nghèo.

Trợ giúp kĩ thuật và đào tạo để giúp các nước phát triển cải thiện khả năng điều hành nền kinh tế của mình.

img

Vừa qua, VTV nhầm logo IMF khi đưa tin về hội nghị chung thống đốc các nước hội viên Nhóm Đông Nam Á Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IMF/WB), trong khuôn khổ hội nghị thường niên IMF/WB 2018 tại Bali (Indonesia). Ảnh: I.T

Cơ cấu quản trị của IMF bao gồm những bộ phận chính như sau: Hội đồng thống đốc, Các ủy ban Bộ trưởng và Ban Giám đốc điều hành.

Hội đồng thống đốc: là cơ quan quyết định tối cao, bao gồm một thống đốc và một thống đốc thay thế đến từ các quốc gia thành viên. Thống đốc được chỉ định bởi quốc gia thành viên và thông thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc ngân hàng trung ương.

Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộ trưởng: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế( IMFC- International Monetary and Financial Committee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee).

Ban Giám đốc điều hành: Ban Giám đốc điều hành có 24 thành viên chịu trách nhiệm quản lý các công việc hàng ngày của IMF. 24 thành viên của Ban Giám đốc Điều hành này thay mặt cho 186 quốc gia thành viên. Ban Giám đốc Điều hành bàn luận và giải quyết tất cả các vấn đề từ việc xem xét tình trạng kinh tế của các nước thành viên được chuẩn bị bởi nhân viên của IMF cho đến các vấn đề về chính sách kinh tế có liên quan đến nền kinh tế toàn cầu.

Ngày 21.6.1956 Việt Nam gia nhập IMF với hạn mức đóng góp cổ phẩn là 329.1 triệu SDR (Loại tiền tượng trưng của IMF được quy đổii từ đóng góp bằng bản tệ và các ngoại tệ mạnh), trị giá khoảng 475.3 triệu USD.

Theo Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem