Cầu nối sinh viên và doanh nghiệp
Thực tế cho thấy có nhiều sinh viên theo học 2 nghề này nhưng để tìm được những ứng viên “đạt chuẩn” vẫn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp.
Trước nhu cầu thực tế này, trung tuần tháng 8.2012, Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace –đơn vị đào tạo chuyên sâu các nghề thuộc nhóm công nghệ thông tin (CNTT) đã tổ chức buổi tọa đàm “Nhu cầu nhân lực nghề Thiết kế đồ họa và nghề Lập trình”. Mục đích của buổi tọa đàm là giúp các bạn trẻ yêu công nghệ có cái nhìn rõ nét hơn về 2 nghề được xem là thời thượng này.
|
Các doanh nghiệp và đại biểu trong buổi tọa đàm. |
Buổi tọa đàm có sự tham gia của ông Phí Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM và đại diện các doanh nghiệp nổi trội trong lĩnh vực đồ họa và lập trình như: Công ty Thiết kế Vũ Đức, Công ty Thiết kế Quảng cáo Đại Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ Micro Game (phần mềm di động Ola). Qua những chia sẻ cởi mở và gần gũi của các vị khách mời, hầu hết sinh viên đều có cảm giác đây như một buổi trao đổi thân tình của những đồng nghiệp giàu kinh nghiệm dành cho đàn em của mình.
Yên tâm với chất lượng đào tạo của iSpace, các doanh nghiệp tham gia tọa đàm đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo và tuyển dụng với nhà trường để tháo gỡ những trăn trở về nguồn tuyển ứng viên có chất lượng.
Chương trình đã vẽ nên một bức tranh toàn diện về nhu cầu xã hội, cơ hội việc làm, trong đó lập trình mobile được dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Đại diện các doanh nghiệp cũng nêu lên những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với ứng viên trong 2 lĩnh vực này, qua đó các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn.
Đỏ mắt tìm nhân sự
“Rất nhiều sinh viên đồ họa ra trường còn thiếu ý tưởng sáng tạo và kỹ năng làm việc, trong khi đây là những yếu tố rất cần” - ông Lê Vũ Hà – Phó Giám đốc Công ty Thiết kế Vũ Đức nhận định về chất lượng sinh viên đồ họa qua các đợt tuyển dụng của công ty.
Đại diện Công ty Thiết kế Quảng cáo Đại Nam – ông Nguyễn Văn Nam cho biết thêm: “Mục đích của thiết kế đồ họa là nhằm quảng bá thương hiệu nên cần độc đáo và đòi hỏi người làm phải hiểu và diễn đạt được ngôn ngữ marketing qua hình ảnh. Tuy nhiên, rất ít ứng viên đáp ứng được điều này.” Còn ông Lê Nguyễn Bá Khang – Giám đốc Marketing Công ty cổ phần Dịch vụ Micro Game lại chia sẻ một sự thật đáng ngại rằng: “Năm vừa qua, trong 70 lập trình viên ứng tuyển, chúng tôi chỉ chọn được 6 người”.
Lý giải nguyên nhân căn cơ của thực trạng này, các doanh nghiệp khẳng định chuyên môn với họ không phải là vấn đề quan trọng nhất mà chính là kỹ năng bổ trợ và thái độ làm việc. Ngược lại, phần lớn các đơn vị đào tạo và sinh viên hiện nay chỉ tập trung vào bồi dưỡng chuyên môn trên sách vở, đến khi tiếp nhận công việc thực tế, các bạn đều tỏ ra bỡ ngỡ, không biết cách xử lý. Điều đó cho thấy đã có sự mâu thuẫn trong cách nhìn của nhà tuyển dụng và của ứng viên, hơn cả là với chính các đơn vị đào tạo.
Đâu là giải pháp?
Qua ý kiến các chuyên gia trong buổi tọa đàm, có thể thấy môi trường đào tạo chính là yếu tố quyết định chất lượng sinh viên nghề thiết kế đồ họa, nghề lập trình nói riêng và nhóm ngành CNTT nói chung. Bên cạnh đó, khả năng liên kết chặt chẽ cùng doanh nghiệp để nắm bắt yêu cầu thực tiễn và cập nhật công nghệ mới là điều kiện quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên khi ra trường.
Để sinh viên dễ dàng tiếp nhận công việc thực tế, mỗi chương trình học tại iSpace đều được thiết kế có 500 giờ trải nghiệm công việc cùng doanh nghiệp. Nghề thiết kế đồ họa, với cấu trúc đặc biệt: 40% kỹ thuật thiết kế, 40% mỹ thuật và 20% kỹ năng nghề giúp sinh viên trau dồi chuyên môn lẫn rèn luyện ý tưởng marketing và kỹ năng mềm. Nghề lập trình được phát triển theo định hướng lập trình trên thiết bị di động đáp ứng xu thế xã hội.
Yên tâm với chất lượng đào tạo của iSpace, các doanh nghiệp tham gia tọa đàm đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo và tuyển dụng với nhà trường để tháo gỡ những trăn trở về nguồn tuyển ứng viên có chất lượng.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ cử chuyên gia giỏi sang tham gia giảng dạy và sát hạch đầu ra cho sinh viên iSpace cũng như cung cấp những dự án thực tế của doanh nghiệp để các bạn thực tập. Ngược lại, nhà trường sẽ cung cấp sinh viên “đạt chuẩn” cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần dịch vụ Micro Game còn ký đặt hàng iSpace đào tạo 30 – 50 học viên về lập trình game trên di động. Ứng viên được tuyển dụng sẽ nhận được mức lương từ 60 – 80 triệu đồng ngay trong năm đầu tiên làm việc.
Ngọc Ánh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.