Jrai
-
Hình ảnh cây cổ thụ như cây đa, cây kơ nia rợp bóng, trường tồn theo năm tháng luôn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Jrai ở tỉnh Gia Lai. Những loại cây này được cộng đồng nỗ lực bảo vệ, gìn giữ và xem là “báu vật” của buôn làng.
-
Sinh từ xã vùng cao, thầy Nay A Yôn phải ăn cơm độn, lội sông Ba (Gia Lai) để đến trường. Vượt qua bao khó khăn, thầy giáo làng tốt nghiệp cao học và trở về quê gieo chữ cho học trò nghèo.
-
Sau vụ thu hoạch lúa cuối năm, bà con người dân tộc Jrai (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) nhanh chóng bắt tay vào việc ủ rượu cần để phục vụ cho các lễ cúng thần, cùng nhau vui đón xuân về. Men rượu ở đây được làm từ nhiều loại lá rừng, vỏ cây, rễ cây...
-
Sau khi tham dự giải Marathon Báo Tiền Phong tổ chức ở TP.Pleiku (Gia Lai) nội dung 42km, ngay sáng hôm sau 29/3, ông Đoàn Ngọc Hải tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình và đặc biệt được một gia đình người Jrai nhận làm con nuôi – một biệt lệ của người bản địa.
-
Hằng năm, vào tháng 3 (âm lịch) khi những bao lúa đã chất đầy kho, mùi men rượu gè đã nồng thì bà con dân tộc Jrai (Gia Lai) lại dành thời gian để tổ chức “lễ cúng cầu mưa”.
-
Theo quan niệm của người Jrai ở Bắc Tây Nguyên, người chết vẫn được "nuôi" bằng cách đưa cơm nước, rượu thịt ra nhà mồ cho ăn uống hàng ngày. Đến khi nào gia đình làm lễ Pơ Thi (lễ bỏ mả) thì việc nuôi mả mới chấm dứt, linh hồn người chết mới về thế giới atâu.