Khám phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp

Thế Anh Thứ ba, ngày 21/11/2023 11:39 AM (GMT+7)
Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho biết, trên thế giới, hầu hết các nước đều không quy định niên hạn sử dụng của phương tiện đường sắt, do phụ tùng được kiểm tra và thay thế định kỳ hoặc đột xuất.
Bình luận 0
Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 1.

Theo thống kế của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), hiện có 58 đầu máy và 163 toa tàu khách trên 40 năm tuổi, cùng 1.491 toa tàu hàng trên 45 năm tuổi. Ảnh: Hải Đăng

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 2.

Thông số về một toa tàu đang được nâng cấp cải tạo tại Nhà máy xe lửa, Gia Lâm, TP.Hà Nội. Ảnh: Hải Đăng

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 3.

Theo quy định hiện hành, sẽ có hơn 1.700 đầu máy và toa tàu này sẽ phải loại bỏ do quá niên hạn sử dụng. Ảnh: Hải Đăng

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 4.

Công nhân tiến hành sửa chữa nâng cấp đầu máy tại Nhà máy xe lửa. Ảnh: Hải Đăng

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 5.

Chủ tịch Tổng công ty đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh cho biết, đội ngũ kỹ sư, công nhân đã làm chủ được một số công nghệ mới trong sửa chữa nâng cấp toa tàu. Ảnh: Hải Đăng

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 6.

Phế liệu từ những đầu máy, toa xe cũ không còn sử dụng được. Ảnh: Hải Đăng

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 7.

Nội thất bên trong một toa tàu chất lượng tuyến Hà Nội - Hải Phòng được đánh giá rất đẹp, sạch sẽ, thân thiện.

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 8.

VỊ trí ghế ngồi trên toa tàu chất lượng cao rất rộng rãi và đem lại cảm giác thoải mái cho hành khách đi tàu.

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 9.

Khu vực bồn rửa tay trên toa tàu chất lượng cao.

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 10.

Nhân viên tàu chuẩn bị những đồ ăn nhẹ giành cho hành khách.

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 11.

Khu vực hành lang lối đi trên toa tàu giường nằm chất lượng cao.

Khá phá toa tàu, đầu máy của ngành đường sắt đang sửa chữa nâng cấp - Ảnh 12.

Bên trong phòng giường nằm giành cho 2 người trên toa tàu chất lượng cao.

Tới năm 2025, số phương tiện hết niên hạn sẽ tăng thêm khoảng 114 đầu máy, 168 toa tàu khách, 1.472 toa tàu hàng và tiếp tục tăng những năm sau đó. Riêng với đầu máy, tới năm 2025, đường sắt chỉ còn 144 chiếc còn hạn dùng, tới năm 2035 còn 118 chiếc, tới năm 2045 còn 61 chiếc.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã nhiều lần kiến nghị các cấp ngành xem xét, cho phép gia hạn sử dụng đầu máy, toa tàu theo luật đã hết niên hạn nhưng thực tế vẫn sử dụng tốt.

Trên thế giới, hầu hết các nước đều không quy định niên hạn sử dụng của phương tiện đường sắt, do phụ tùng được kiểm tra và thay thế định kỳ hoặc đột xuất. Trước đây, khi ủng hộ phương án quy định niên hạn sử dụng phương tiện đường sắt, mục tiêu là tạo thêm áp lực để đầu tư, đổi mới phương tiện.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành đường sắt khó khăn hiện nay, việc đầu tư phương tiện mới thay thế số đã cũ ít có khả năng thực hiện được, nhất là khi phải cần đến khoảng 10.000 tỉ đồng.

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã xây dựng thương hiệu đoàn tàu chất lượng cao SE19/SE20 với nhận diện riêng và gia tăng tính thẩm mỹ để thu hút hành khách tuyến đường sắt Hà Nội - Đà Nẵng như: sơn mới và đầu tư một số trang thiết bị nội thất nâng cấp các toa ghế ngồi, toa giường nằm, khu vực rửa tay…

Tại khu vực giường nằm, ngoài việc thay mới chăn, ga gối và trang trí lại thành vách toa xe… hệ thống điều hòa được thiết kế có nút điều chỉnh cửa xả gió để hành khách có thể tự điều chỉnh nhiệt độ và hướng gió theo nhu cầu.

Đặc biệt, đối với toa hàng ăn, ngành đường sắt đã đầu tư làm mới hoàn toàn nội thất toa xe để hành khách có thể thoải mái ngồi thưởng thức cà phê hay các bữa ăn trên tàu và ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Đối với các toa xe khách, lắp đặt mới bình nước nóng, thiết bị vệ sinh sứ ở khoang rửa mặt và buồng vệ sinh… đem lại cảm giác sạch sẽ, sang trọng.

Chủ tịch Tổng công ty đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh cho biết: "Hệ thống đường sắt của chúng ta đang có một yếu điểm, nếu khắc phục được thì tàu của chúng ta chẳng thua kém gì tàu của nước ngoài".

Chia sẻ về yếu điểm này, ông Mạnh khẳng định: "Hiện nay, đường ray của chúng ta là đường ray từng khúc, chẳng có nước nào chạy đường ray này nữa. Bây giờ chúng ta cần phải hàn liền các đường ray liên kết lại với nhau sẽ nâng cao chất lượng đường sắt và giảm rung lắc".

Nói về việc công nghệ xử lý, ông Mạnh nhấn mạnh: "Công nhân của chúng ta làm được điều đó, và hàn nhiệt nhôm nối liền 3.000km đường ray. Thời gian hàn một mối nối mất 35 phút. Để hàn được 1km đường ray theo công nghệ Châu âu tốn khoảng 5 tỷ đồng, công nghệ Ấn độ tốn 3,5 tỷ đồng".

Theo ông Mạnh, đường ray là tài sản Nhà nước, để làm được thì cần phải có vốn đầu tư từ Nhà nước. Đơn vị đã kiến nghị với Bộ GTVT về việc đường sắt Bắc – Nam dài quá không đủ vốn để làm, nên đề xuất làm tuyến ngắn đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem