Khám phá dinh thự nơi Thủ tướng Anh Cameron “thất thủ”

Quang Minh – Tổng hợp Thứ tư, ngày 29/06/2016 18:55 PM (GMT+7)
Căn nhà có lịch sử lâu đời và được canh phòng cẩn mật nhất nước Anh đã chứng kiến những giọt nước mắt xót xa của ông David Cameron sau sự kiện Brexit chấn động.
Bình luận 0

img

Mặt chính diện số 10 phố Downing.

Ngày 23.6, nước Anh đã chọn rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử. Sau đó một hôm, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức trước cửa số 10 phố Downing (London) và giấu những giọt nước mắt cho đến khi cánh cửa dinh thự thủ tướng đóng sập lại, ngăn ông với rừng máy ảnh, máy quay của phóng viên.

Phố Downing nằm tại khu vực Whitehall, nơi có nhiều cơ quan công quyền ở trung tâm London, cách tòa nhà Quốc hội khoảng một vài phút đi bộ và ở mé bên Cung điện Buckingham.

img

Ông Cameron tuyên bố từ chức hôm 24.6.

Số 10 phố Downing là dinh thự thủ tướng, có hơn 100 phòng và nếu so với cung điện của nữ hoàng Anh thì chẳng khác gì “túp lều tranh”. Điện Buckingham có 775 phòng với nội thất cực kì xa xỉ.

img

Toàn cảnh phố Downing nổi tiếng.

Phố Downing được đặt tên theo Ngài George Downing, người sinh ra ở Ireland và lớn lên tại New England. Ông là một trong những người đầu tiên tốt nghiệp ở đại học danh tiếng Harvard. Downing từng đứng đầu cơ quan tình báo của lực lượng chống lại vua Charles đệ nhất, sau đó tự giao nộp mình cho vua Charles đệ nhị và được trọng dụng nhờ cung cấp nhiều tin tức tình báo giá trị. Nhờ có thần thế, Downing chiếm hữu vùng đất gần Westminster, xây 15 dãy nhà, trở thành khu phố Downing ngày nay.

img

Phòng State trong dinh thủ tướng.

Người đầu tiên ở tại dinh thự thủ tướng Anh lại không phải là một thủ tướng. Nữ hoàng Elizabeth I cho Ngài Thomas Knyvet thuê lại năm 1581 vì ông đã có công bắt giữ Guy Fawkes, kẻ từng âm mưu đánh bom tòa nhà Quốc hội nhưng bất thành.

img

Phòng ngoài, nơi đầu tiên tiếp xúc khi khách ghé thăm số 10 phố Downing.

Nhà số 10 gồm 2 nhà nhỏ nối liền nhau: nhà nhỏ ở mặt tiền chật hẹp và nhà to nằm tại phía sau. Thời kỳ đầu mở ra, phố Downing ngập tràn các quán rượu và quầy bar. Từ năm 1902 khi Arthur Balfour thành thủ tướng, đây chính thức thành dinh cho các nguyên thủ.

img

Cầu thang chính.

Số 10 phố Downing là một trong những nơi được canh chừng cẩn mật nhất toàn nước Anh. Cửa trước không thể mở từ bên ngoài vì nó không có tay nắm cửa. Nếu bất kì ai bước vào tòa nhà, loạt máy soi chiếu và cửa an ninh sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình. Dù vậy trong thời gian 5 năm đầu tiên của Thủ tướng Tony Blair, 37 máy tính, 4 điện thoại di động, 2 máy quay, 4 máy in, 2 máy chiếu và một xe đạp đã bị mất cắp khỏi số 10 phố Downing.

img

Ảnh chân dung thủ tướng Anh qua các thời kỳ.

Tòa nhà số 10 phố Downing nguyên bản sơn màu vàng, tuy nhiên do ô nhiễm khói bụi, xe hơi mà nó bị ngả sang màu đen. Sau này khi sửa lại, các công nhân vẫn sơn tường gạch màu đen vì tại số 10 phố Downing màu đen vẫn “quen mắt” hơn với toàn thế giới.

img

Phòng Nội các.

Số 10 phố Downing được gọi là dinh thủ tướng, nhưng đôi khi có thủ tướng không muốn ở đây, tiêu biểu nhất là ông Tony Blair. Ông không ở số 10 mà chọn chuyển sang số 11 phố Downing vì nơi này rộng hơn cho gia đình ông. Sau đó một thời gian, ông Blair chuyển lại số 10.

img

Lò sưởi trong dinh thủ tướng, bên trên treo ảnh Ngài Robert Walpole, cựu thủ tướng Anh đầu tiên giai đoạn 1721-1742.

Trong suốt hơn 100 năm lịch sử làm dinh thủ tướng, chỉ có duy nhất ông Henry Campbell-Bannerman là chết ở đây. Ông từ chức năm 1908 nhưng quá ốm yếu và mất vào ngày 22.4 cùng năm. Lời cuối cùng của Thủ tướng Henry là : “Đây chưa phải là kết thúc của tôi đâu”.

img

Phòng Pillard, nơi đặt tranh vẽ lớn nhất trong số 3 phòng ở dinh thủ tướng.

Trong nhà số 10 phố Downing có một căn phòng được đổi tên theo sở thích của thủ tướng. Khi “Bà đầm thép” Margaret Thatcher làm thủ tướng Anh, phòng được gọi là “Phòng xanh dương”.  Dù vậy, bà lại đổi thành “Phòng xanh lá” sau đó ít lâu.

img

Phòng Pillard nhìn ra phòng Terracotta.

Ngày nay, phòng này thường được gọi bằng tên “Phòng Terracotta”, là nơi chứa các tác phẩm nghệ thuật mượn từ Bộ sưu tập Nghệ thuật Chính phủ. Tuy nhiên, Thủ tướng Ramsey MacDonald là người đầu tiên không hề có bất cứ bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân nào.

img

Thủ tướng đầu tiên Wadpole dùng phòng Terracotta làm phòng ăn.

Thủ tướng nổi tiếng Winston Churchill không thích những tác phẩm nghệ thuật quá xa xỉ. Một chiếc đồng hồ cúc cu do nghệ nhân nổi tiếng làm đặt trong tòa nhà đã phải “im tiếng” do ông Churchill không chịu nổi tiếng nhạc của nó.

img

Phòng ăn nhỏ chứa được 8 khách.

Hồi thế chiến II, Thủ tướng Winston Churchill từng phải chuyển nhà khỏi số 10 phố Downing ít ngày trước khi nó bị bom dội trực diện. Dù vậy, ông Churchill vẫn tới đây ăn uống và làm việc như thông lệ trong boong-ke chống bom đặt dưới sàn nhà.

img

Phòng ăn lớn chứa được 65 người cùng lúc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem