Khâm phục khả năng lập trình của những cô gái "khu ổ chuột"

Ngọc Phạm (Theo Mashable) Thứ tư, ngày 30/03/2016 17:01 PM (GMT+7)
Đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, các cô gái đã lập trình nên các ứng dụng giải quyết những khó khăn đó.
Bình luận 0

Khu Dharavi (thuộc Mumbai, Ấn Độ) được biết đến là một trong những "khu ổ chuột" lớn nhất thế giới với cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Thế nhưng, có những cô gái đã vượt qua số phận để học hỏi, lập trình nên các ứng dụng di động giúp giải quyết những vấn đề ở nơi này.

img

Những cô gái đam mê lập trình để phục vụ chính cuộc sống của "khu ổ chuột".

Đây là những cô gái còn rất trẻ, có tuổi đời chỉ từ 8 đến 16 tuổi, đang tham gia vào dự án đổi mới "khu ổ chuột" do nhà làm phim Nawneet Ranjan khởi xướng từ năm 2014. Bằng cách dạy cho các cô gái cách sử dụng cơ bản bộ công cụ dành cho nhà lập trình MIT App Inventor, Ranjan đã yêu cầu các cô tự tìm hiểu thêm thông qua phim tài liệu, bài thuyết trình, video trực tuyến.

img

Có người thậm chí chưa dùng qua máy tính xách tay cho tới khi tham gia dự án.

Bằng niềm đam mê và khả năng tìm tòi, học hỏi, các cô gái đã lập trình nên các ứng dụng phục vụ đời sống. Sau khi xác định một số vấn đề quan trọng tại nơi mình sống, các cô gái đã xây dựng nên các ứng dụng giải quyết từng vấn đề một. Chẳng hạn, ứng dụng Women Fight Back tập trung vào việc bảo vệ sự an toàn cho phụ nữ với các tính năng nhắn tin SMS thông báo, bản đồ vị trí, báo động và gọi khẩn cấp.

Ngoài ra, còn có ứng dụng Padhai, bao gồm những bài học ngôn ngữ và hướng dẫn dành cho những cô gái không có cơ hội đến lớp. Để giải quyết vấn đề thiếu nước, các cô gái xây dựng ứng dụng Paani để sắp xếp thứ tự lấy nước cho từng hộ gia đình theo một hàng đợi trực tuyến, và sẽ cảnh báo cho người dân khi đến lượt.

Ansuja Madhiwal (14 tuổi) là một thành viên trong nhóm từng mất niềm tin vào cuộc sống. Cô có số phận khá nghiệt ngã, được nuôi dưỡng bởi mẹ sau khi cha qua đời trong một tai nạn giao thông. Nhưng sự tự tin đã trở lại sau khi nhóm của cô xây dựng thành công ứng dụng Women Fight Back. Madhiwal mong muốn sẽ trở thành một kỹ sư máy tính và dạy lại cho mẹ trong thời gian rảnh rỗi.

Mashable cũng cho biết thêm, dự án mà các cô gái đang theo đuổi từng gặp một trở ngại khi "khu ổ chuột" bị tàn phá bởi một đám cháy vào ngày 4.1. Vụ cháy phá hủy các ngôi nhà của hơn 50 hộ gia đình cùng với máy tính bảng và máy tính cá nhân của họ. Nhà làm phim Ranjan hy vọng sẽ sớm huy động được thêm nguồn lực cho các chương trình để họ có nhiều máy tính để bàn, máy tính xách tay, và thậm chí cả thực phẩm và quần áo cho trẻ em.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem