Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo thông tin dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn số 1297/TCKTTV-QLDB, từ ngày 03 đến ngày 10/11/2024, khu vực Trung Bộ có thể chịu ảnh hưởng của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn; sau ngày 10/11/2024, mưa lớn ở miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp với khả năng xuất hiện 2-3 đợt mưa lớn, trong đó nửa đầu tháng 11 tập trung nhiều ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, nửa cuối tháng 11 và đầu tháng 12 tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Bình trở vào đến Phú Yên.
Để chủ động đối phó với thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP. Đà Nẵng đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6 theo các văn bản chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố.
Ban này cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tại các website: nchmf.gov.vn, kttvttb.vn, trang facebook Thông tin phòng chống thiên tai Đà Nẵng, Fanpage Tổng đài 1022, app Danang Smart City...; theo dõi lượng mưa tại website vrain.vn và ứng dụng Vrain trên điện thoại; sẵn sàng triển khai phương án phòng, chống thiên tai...
Thêm vào đó, cần rrà soát các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét đặc biệt chú ý nhân dân sống tại ven sông Túy Loan và Cu Đê; thông báo tình hình thiên tai để Nhân dân chủ động ứng phó.
Theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo các Ban quản lý, Chủ đầu tư các công trình đang thi công sẵn sàng triển khai phương án phòng chống mưa lớn cho các công trình; triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy cho các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang.
UBND các quận, huyện tiếp tục rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với thiên tai; vận động người dân thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp (nếu có).
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống ngập úng, khơi thông cống rãnh thoát nước.
Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đảm bảo an toàn và thông suốt các tuyến giao thông chính; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị để chủ động triển khai ngay công tác dọn dẹp, đảm bảo giao thông trên các tuyến đường; chỉ đạo khẩn trương rà soát các tuyến đường có nguy cơ sạt lở đất, triển khai các giải pháp an toàn, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai và cảnh báo người dân tại những khu vực nguy hiểm.
Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Đà Nẵng, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải và các địa phương, đơn vị quản lý các hồ chứa nước thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố, đảm bảo an toàn công trình.
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai và liên lạc thường xuyên với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.