Khảo cổ
-
Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nằm trọn trên Gò Đậu thuộc thôn Đông Hai, xã Vĩnh Mỗ, tổng Đông Lỗ, huyện Yên Lạc (sau này đổi là xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Di chỉ được phát hiện vào năm 1962, từ khi được phát hiện cho đến năm 1999, đã được các cơ quan nghiên cứu khảo cổ khai khảo cổ quật 6 lần...
-
Các chuyên gia còn phát hiện 156 hiện vật đá gồm đá cát kết, đá hoa cương, đá ong với nhiều loại hình, kích thước khác nhau; 522 hiện vật cổ xưa bằng đất nung, gồm các loại như bệ thờ, mảnh minh văn khi khai quật tháp Đại Hữu (tỉnh Bình Định) lần 2.
-
Cụm di tích chùa Linh Sơn; địa điểm khảo cổ mộ thuyền Việt Khê (một dạng mộ cổ) gồm 2 di tích là: Chùa Linh Sơn và địa điểm khảo cổ Việt Khê - nơi phát hiện loại hình di chỉ mộ táng có đồ tùy táng đầu tiên ở nước ta bên sông Kinh Thầy, thuộc thôn Ngọc Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
-
Theo các chuyên gia nghiên cứu đánh giá và kết luận, tấm vải này có lịch sử lên đến hàng nghìn năm, được khai quật bên cạnh một ngôi mộ ở Trung Quốc. Dòng chữ đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
-
Di chỉ khảo cổ học Thác Hai thuộc thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk được phát hiện vào đầu năm 2020. Cuộc khai quật lần thứ hai đã xuất lộ các di tích gồm mộ táng, cụm gốm, hố đất đen và nền đất cháy. Di vật thu được nhiều nhất là mũi khoan với 1.596 tiêu bản...
-
Năm 2023, Bảo tàng Đồng Nai tiến hành lập hồ sơ xếp hạng nhiều di tích cấp tỉnh. Trong đó có 2 di tích khảo cổ học trên địa bàn TP Biên Hòa gồm di chỉ khảo cổ Tân Lại, khu phố 1 (phường Bửu Long) và di chỉ khảo cổ Long Hưng (xã Long Hưng)...
-
Di tích khảo cổ được phát hiện ở xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với sự xuất hiện các trống đồng Đông Sơn được xác định niên đại từ thế kỷ III đến thế kỷ I đầu Công nguyên. Đây là một di tích của một cộng đồng cư dân sống cách chúng ta hơn 2 thiên niên kỷ.
-
Ở Lâm Đồng, ngoài các di chỉ khảo cổ thời tiền sử và mộ táng, còn tìm thấy cả những phế tích kiến trúc dạng đền tháp và mộ tháp, cùng những hiện vật đặc sắc mang đậm dấu ấn của văn hóa Đông Sơn mà trước đây nhiều người cứ ngỡ rằng chỉ tập trung ở phía Bắc Việt Nam.
-
Sự phát hiện các di chỉ khảo cổ thời tiền sử trên đất Lâm Đồng, với hàng ngàn công cụ,vật dụng bằng đá cùng với những sưu tập “Thạch cầm” (hơn 100 thanh) được chôn giấu một cách huyền bí trong lòng đất đã cho thấy Lâm Đồng - dải đất Nam Tây Nguyên là một vùng đất cổ, con người sinh sống từ thuở hồng hoang lịch sử.
-
Từ khi được phát hiện (năm 1962) đến nay, di tích Đồng Đậu (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) được các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương nghiên cứu, khai quật khảo cổ 7 lần với tổng diện tích 802 m2. Đồng Đậu là di tích đạt được nhiều cái “nhất” trong số các di tích khảo cổ đã được phát hiện trên đất nước ta.