Khảo cổ
-
Từng trực tiếp khai quật trên dưới 200 ngôi mộ thời Đông Sơn (trong đó 108 mộ còn nguyên hài cốt), ở loạt bài trong chuyên mục này, TS Nguyễn Việt sẽ giúp các bạn hình dung việc một nhà khảo cổ như ông đã lần tìm dấu vết con người thời Đông Sơn như thế nào.
-
Ngày 5.1.2024, khi thăm lại di tích khảo cổ học Gò Cổ Lâm (xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), tổ đã phát hiện vài dấu tích lạ trên một phiến đá sa thạch vỡ. Lấy nước lau rửa sạch đất bám trên mặt, mặt đá đen hiện ra hình một con chim hầu như còn nguyên vẹn. Những đường cong mềm mại tả đuôi, cổ, cánh chim.
-
Cận cảnh cổ vật trục vớt từ con tàu đắm ở độ sâu 40m nước biển ở gần đảo Hòn Cau của Bà Rịa-Vũng Tàu
Đây là con tàu cổ đầu tiên được phát hiện và khai quật khảo cổ, phát hiện các cổ vật trong những năm 1990 – 1992. Vì tọa độ của tàu nằm ở vùng biển gần kề đảo Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu) nên tàu được mang tên là “Tàu cổ Hòn Cau”. -
Làng cổ Đông Sơn - nơi phát hiện những di chỉ văn hóa Đông Sơn đầu tiên. Lịch sử nghiên cứu về sự ra đời, đặc trưng và giá trị của văn hóa Đông Sơn đã khẳng định tỉnh Thanh Hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn.
-
Di tích khảo cổ học Mán Bạc (nằm ở làng Bồ Bát xưa, nay là thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là một trong những di tích khảo cổ học có giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng.
-
Tháng 3 và đầu tháng 4/2024, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên và Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức khai quật di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm lần 5 tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai đã phát hiện nhiều hiện vật mới giúp mang lại nhận thức mới về di chỉ kỹ nghệ Ngườm nổi tiếng này.
-
Kết quả của cuộc khai quật khảo cổ lần thứ nhất tại Bãi Cọi, xã Xuân Viên (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã gây tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu và đưa đến một cuộc tranh luận sôi nổi về cơ tầng văn hóa của di tích này, đó là: Đông Sơn hay Sa Huỳnh?
-
Vào cuối tháng 4/2017, trong quá trình đào đất đổ nền nhà, ông Lê Minh Khai (sinh năm 1943, ngụ tại thôn 8, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) phát hiện nhiều đá có hình dạng như lưỡi rìu nghi lưỡi tầm sét.
-
Ngay sau khi phát hiện toạ độ con tàu cổ đắm, UBND tỉnh Bà Rịa–Vũng tàu đã chỉ định Công ty Trục vớt Cứu Hộ (Visal) tổ chức trục vớt số cổ vật, hiện vật cổ trên tàu với sự tham gia của các chuyên gia khảo cổ của công ty Maritime (Singapore)...
-
Những phát hiện khảo cổ cách đây không lâu về một số đồ vật mà giới quý tộc Trung Quốc dưới thời nhà Hán (năm 206 TCN - 220 SCN) từng sử dụng có lẽ sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.