Khi nội lực được phát huy

Chủ nhật, ngày 15/08/2010 20:19 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Không phải là mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng xã Phú Định, huyện Bố Trạch, Quảng Bình đã lập đề án căn cứ theo các tiêu chí xây dựng NTM để phấn đấu đưa xã nhà đi lên.
Bình luận 0

Phú Định là xã kinh tế mới của huyện Bố Trạch, thành lập năm 1979. Trong ký ức của nhiều người, Phú Định là vùng đất khô cằn xơ xác, đầy sim mua, lau lách.

Đi lên từ đất nghèo

Ông Hoàng Tiến Dũng - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phú Định, vẫn không quên những năm tháng khốn khó đó: “Di cư lên vùng đất mới Phú Định, nhiều người đã bỏ về vì không chịu nổi sự hoang vắng và khắc nghiệt nơi đây. Đi lại khó khăn, đất đai phần lớn là đồi trọc, giao cho ai cũng lắc đầu, lè lưỡi. Nhiều người sống “ngắc ngoải” được vài ba năm rồi lặng lẽ bỏ về quê.”

img Khi người ND đã có của ăn, của để thì việc họ cùng nhà nước xây dựng quê hương đã trở nên dễ dàng hơn. img

Ông Lê Thanh Khuyến - Chủ tịch UBND xã Phú Định

Năm 1997, được Chương trình 327 đầu tư, Huyện uỷ Bố Trạch nắm bắt thời cơ tạo ra bước đột phá trong việc vận động nhân dân khai hoang, mạnh dạn đưa cây cao su vào trồng. Cây cao su thời đó có được gọi là “nữ hoàng vùng đồi”. Có lẽ vì là “nữ hoàng” nên tính khí của nó cũng thất thường, đỏng đảnh.

“Nữ hoàng” đòi hỏi được đầu tư đúng và đủ, còn không thì gầy nhẳng, còng queo trông đến thảm. Không có tiền đầu tư, người dân Phú Định nghĩ cách lấy ngắn nuôi dài. Thế là giữa những cánh rừng cao su mới trồng, người dân trồng xen các cây ngắn ngày như khoai, sắn, nén, dưa hấu... để có tiền đầu tư cây cao su.

Đến nay, sau gần 20 năm, cây cao su đã đứng vững trên đất này. Chủ tịch UBND xã Phú Định - Lê Thanh Khuyến tự hào: Phú Định có 671ha cao su (bình quân mỗi gia đình có 1ha), trong đó có 300ha đã đưa vào khai thác mủ.

Ông Khuyến nhẩm tính: Thời điểm được giá nhất, 1kg mủ cao su 15.000 đồng. Mỗi ha một ngày cho thu nhập từ 600-800 nghìn đồng. Rồi ông chủ tịch xã đọc vanh vách tên những hộ có thu nhập từ cây cao su mỗi ngày từ 1 triệu đồng trở lên, như Phan Thanh Noi, Trần Văn Du, Phạm Văn Phê, Trần Xuân Cương, Nguyễn Văn Tam...

Ngoài cây cao su, hiện Phú Định đã hình thành các vùng cây chuyên canh như thông nhựa (200ha), sắn (380ha), dưa hấu 100ha... mang lại nguồn lợi khá cao cho ND.

Dân đồng lòng sẽ thành công

Ông Khuyến tâm sự: Phú Định không phải là xã được chọn để xây dựng mô hình NTM. Khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về xây dựng NTM, chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ và lên kế hoạch xây dựng đề án phát triển xã theo các tiêu chí của NTM. Chưa có sự hỗ trợ của nhà nước thì xã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đặc biết là phát huy nội lực trong nhân dân. “Khi người ND đã có của ăn, của để thì việc họ cùng nhà nước xây dựng quê hương đã trở nên dễ dàng hơn” – ông Khuyến nói.

Lãnh đạo xã Phú Định xác định việc đầu tiên cần làm ngay là hoàn thiện cơ sở hạ tầng. 5 năm trở lại đây, nhiều công trình phúc lợi quan trọng đã được xã đầu tư xây dựng, như đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, trung tâm học tập cộng đồng, chợ… với số vốn hàng chục tỷ đồng, trong đó nhân dân tham gia đóng góp 40% vốn.

Hiếm có địa phương nào như ở Phú Định, nơi mà tấc đất đã trở thành tấc vàng, xã vẫn dành đất cho 9 thôn xây dựng 9 sân vận động, nhà văn hoá (cũng là Trung tâm học tập cộng đồng). Nhờ vậy, tất cả 9 thôn ở đây đều thành lập được đội bóng đá, bóng chuyền và đội văn nghệ để tham gia thi và biểu diễn, tạo khí thế mới trong đời sống tinh thần của người dân…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem