Một cháu bé ở Lạc Sơn (Hoà Bình) cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn 10 năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết.
Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị
kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là
Nguyễn Phú Quyết Tiến. Cậu bé khỏe mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui
mừng khôn tả. Tai họa ập đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may
chết đuối, khi ấy cháu 5 tuổi, đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở
thị trấn Vụ Bản. Sau việc buồn đó chị Thuận cũng không sinh nở được
nữa.
Ngày 6.10.2002, tại xóm Cọi, gần thị trấn, chị Bùi Thị Dự đã sinh một
cháu bé trai xinh xắn, đặt tên là Bùi Lạc Bình. Mọi sự bình thường cho
đến năm 3 tuổi, bé Bình cứ nằng nặc nhận mình là Tiến, nhà ở thị trấn Vụ
Bản. Thậm chí cậu bé còn bắt mẹ đưa ra thị trấn và chỉ đúng nhà số 25,
nhà của anh chị Tân, Thuận. Được sự chỉ dẫn của cô giáo Đông, dạy mầm
non trong bản Cọi, anh chị Tân, Thuận đã tìm đến nhà cháu Bình.
Rất ngạc
nhiên, cháu Bình lại như đã quen thân từ lâu với anh chị Tân, Thuận.
Được sự đồng ý của bố mẹ cháu Bình, anh chị đưa cháu Bình về thăm nhà
mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà
cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không
phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân
không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ
chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.
Từ bên trái sang: Chị Thuận, cậu bé Bình - Tiến, anh Nguyễn Phú Tân và người bác ruột Bùi Văn Tuấn
Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ
bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh
giá con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình
tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì? “Tìm cái máy bay và cần
cẩu”. Nghe Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã
mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi.
“Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình.
Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về nhưng thằng bé
bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường,
đúng chiếc giường bé Tiến nằm ngày trước và nằm sấp xuống giường, ngủ
luôn.
Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người.
Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở
lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm
láng giềng kéo đến chật kín nhà.
Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để
xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không. Lạ là mọi chuyện xưa
cũng như những người quen, cậu bé đều biết và nhận ra. Đêm đầu tiên Bình
ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi
chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi? Bình bảo, con
cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ
chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà.
Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình
dạ và còn hỏi lại bố gọi gì con. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ
con không, cháu cũng trả lời phải. Sau khi đưa Bình về xóm Cọi, anh Tân
luôn nhớ đến cháu Bình. Ba ngày hôm sau, anh Tân lại vào xóm Cọi thăm
cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân
thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh.
Điều
ngạc nhiên là chính bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: “Từ ngày
thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường
mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé
người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “Con
là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ
chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “Cháu không học trường
này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.
Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và dọa
“không đưa về con sẽ chết”. Một lần Bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất
lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi
mình cháu nhưng không còn cách nào khác, anh chị đã đồng ý cho Bình về ở
hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con”, Bình chơi
vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.
Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ
Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết
Tiến. Tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách thời điểm
đó hơn 10 năm. Đến nay, cháu đã lớn và đang học phổ thông, cũng bình
thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc trở nên phức
tạp và được thêu dệt thêm. Tuy nhiên câu chuyện của cậu bé Bình - Tiến
này khắp vùng ai cũng biết.
Những trường hợp tương tự
Đã có nhiều trường hợp tương tự như trường hợp cậu bé Bình -
Tiến xảy ra trên thế giới làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Hiện có tới
2.500 hồ sơ nhân chứng lưu trữ ở Đại học Virginia được ghi chép cẩn thận
về các trường hợp này.
Trường hợp đầu tiên là câu chuyện của Gamini Jayasuriya được sinh ra ở
Sri Lanka vào năm 1962. Khi còn là một đứa trẻ, Gamini đã kể rằng cậu
nhớ kiếp trước của mình. Ở kiếp trước, cậu có một người mẹ khác to lớn
hơn người mẹ hiện giờ. Cậu có chú voi đồ chơi hay mang theo khi đi tắm,
cậu cũng đã từng bị ngã xuống chiếc giếng gần nhà.
Cậu thường bị người
em tên Nimal cắn và cậu còn đang để chiếc cặp sách trên chiếc ghế trong
phòng. Thật may là trong một lần tình cờ đi qua khu vực Nittambuwa (Sri
Lanka), Gamini nói rằng em nhận ra mình từng sống ở đó. Và những câu
chuyện cậu bé kể về kiếp trước của mình hoàn toàn đúng với một cậu bé đã
chết tại đây.
Trường hợp thứ hai được đề cập đến là một cậu bé 6 tuổi người Thổ Nhĩ
Kỳ - Kemal Atasoy. Vào năm 1997, Tiến sĩ Jurgen Keil - nhà tâm lý học
người Australia đã lắng nghe và ghi nhận những miêu tả một cách tự tin
về cuộc sống trước kia của cậu bé Kemal. Cậu bé kể rằng ở kiếp trước,
cậu đã từng sống ở Istanbul (cách đó 800 km), trong dòng họ Karakas và
cậu là một tín đồ Cơ đốc giáo giàu có người Armenia và rất nhiều chi
tiết về kiếp trước của mình.
Tiến sĩ Keil đã bỏ công sức đi kiểm chứng lời nói của Kemal. Tuy rất
vất vả nhưng cuối cùng, tiến sĩ cũng gặp một nhà sử học uy tín trong
vùng và được nghe kể câu chuyện gần như trùng khớp với những lời Kemal
đã nói. Nhà sử học kể rằng, có một gia đình đạo Cơ đốc giàu có sống
trong căn nhà bên hồ. Ông ta là người Armenia duy nhất trong vùng và có
họ Karakas. Vợ ông là người Hy Lạp và họ có ba người con. Người đàn ông
đó chết khoảng năm 1940-1941.
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào một cậu bé lại có thể biết những
thông tin về một người đàn ông sống cách đó 800km và không có bất cứ một
liên hệ nhỏ nào tới gia đình cậu?
An ninh thủ đô (Theo An ninh thủ đô)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.