Không đầu hàng phận nghèo

Thứ tư, ngày 15/06/2011 15:38 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh em, anh Ngô Văn Dũng, thôn Lê Xá Đông, xã Phú Lương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế không được may mắn như nhiều bạn bè cùng lứa.
Bình luận 0

Học hết cấp 2, không có điều kiện để học tiếp cấp 3, anh phải đi làm thuê để có thêm thu nhập giúp bố mẹ nuôi các em. Năm 1991, anh ra Quảng Trị học nghề mộc. Sau 3 năm học, có tay nghề, anh về quê nuôi ý định mở một xưởng mộc.

Năm 1994, vay mượn bạn, bè, người thân được 50 triệu đồng, anh mua máy cưa, máy xẻ gỗ... nhưng khó nhất với anh vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Không thể thất bại, anh kiên nhẫn tìm ra cho mình hướng đi mới.

Với những sản phẩm đa dạng về hình thức, phong phú về chủng loại như mái nhà, cửa, tủ, bàn ghế, giường... của anh đã được nhiều người quan tâm và ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng bởi nét độc đáo, tinh tế, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đấy. Năm 1995, doanh thu của gia đình anh đạt trên 150 triệu đồng, trừ chi phí cho lãi 40 triệu đồng.

img

Anh Dũng (phải) hướng dẫn thợ tại xưởng mộc.

Không dừng lại ở nghề mộc, năm 1995, anh Dũng đầu tư 15 triệu đồng để đào ao thả cá các loại trắm, mè, rô phi… với diện tích mặt nước 1.500m2. Sau 1 năm, anh thu lợi nhuận từ cá 10 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn mua máy cày, máy gặt đập liên hợp làm dịch vụ cho bà con.

Hiện, thu nhập hàng năm của gia đình anh từ nghề mộc và trồng trọt, chăn nuôi hơn 200 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng. “Sắp tới, tôi sẽ đầu tư 40 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và thả nuôi 400 con giống ba ba”- anh Dũng tiết lộ.

Ông Hồ Văn Sáu - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Phú Vang nhận xét: "Anh Dũng không chỉ là điển hình về SXKD giỏi mà còn luôn người và tận tình hướng dẫn nghề mộc, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho bà con địa phương".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem