Không hành chính hóa hoạt động hòa giải ở cơ sở

Thứ sáu, ngày 23/11/2012 14:53 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Sáng 22.11, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Hòa giải ở cơ sở. Xung quanh Điều 8 của dự thảo luật với hai phương án “Bầu, công nhận hòa giải viên” hoặc “Lựa chọn, giới thiệu và công nhận hòa giải viên”, các đại biểu có nhiều ý kiến khác nhau.
Bình luận 0

Đại biểu Siu Hương (Gia Lai) tán thành phương án 2 với lý do người làm công tác hòa giải là tự nguyện, có uy tín nên phải do nhân dân địa phương giới thiệu. Thống nhất với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) cho biết: Phương án bầu hòa giải viên là cách làm thể hiện tính dân chủ, người được bầu có tư cách chính danh. Mặc dù vậy, quy định cuộc họp bầu hòa giải viên phải có sự tham gia của trên 50% số người đại diện các gia đình ở cơ sở tham gia là rất khó thực hiện nên cách làm này dễ mang tính hình thức.

Trong khi đó, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) ủng hộ phương án 1 dù băn khoăn rằng điều này khó thực hiện trên thực tế do gây tốn kém về công sức và thời gian. Đại biểu Xuyền cũng nhấn mạnh về việc cần có quy định mở để tăng tính khả thi khi áp dụng vào thực tế. Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) khẳng định nếu không tiến hành bầu, công nhận thì rất khó để định lượng uy tín của người làm hòa giải viên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem