Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận điều trị trường hợp người bệnh N.T.A. (70 tuổi, ngụ tại TP.HCM). Bà A. được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng gặp khó khăn khi giao tiếp, không nhớ được tên người nhà, dễ bị kích động khi nói chuyện.
Tại khoa Thần kinh, bà A. được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ có biểu hiện rối loạn hành vi. Với trường hợp này, bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp giữa uống thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh và hướng dẫn phương pháp tập luyện nhận thức tại nhà, sinh hoạt trị liệu nhóm định kỳ tại bệnh viện, hướng dẫn người thân tránh các yếu tố thúc đẩy người bệnh vào cơn rối loạn như: thay đổi thời khóa biểu sinh hoạt, tránh môi trường quá nóng hoặc lạnh, đông người….
TS BS. Trần Công Thắng – Trưởng Đơn vị Sa sút trí tuệ Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ: "Sa sút trí tuệ là một quá trình bệnh lý khi người bệnh bắt đầu hay quên. Tình trạng hay quên tăng dần đến khi ảnh hưởng chất lượng công việc và cuộc sống, nghiêm trọng thì đó là lúc người bệnh đã bước vào giai đoạn sa sút trí tuệ".
Với những dấu hiệu này, không ít người cho rằng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer là một. Quan niệm này chỉ đúng một phần, vì sa sút trí tuệ là một nhóm bệnh lớn, còn Alzheimer là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý sa sút trí tuệ.
Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân có dấu hiệu của sa sút trí tuệ, người bệnh đến bệnh viện thăm khám sẽ trải qua những bước kiểm tra để xác định chính xác bệnh lý, nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, từ đó xây dựng được phác đồ điều trị tương ứng cho người bệnh.
Theo BS CKII. Tống Mai Trang - Khoa Thần kinh, việc phát hiện sớm sa sút trí tuệ gặp nhiều khó khăn vì bệnh thường diễn biến âm thầm, phải đặc biệt chú ý mới có thể nhận ra. Đó cũng chính là lý do 75% tất cả trường hợp sa sút trí tuệ không được chẩn đoán trên toàn cầu, con số này có thể lên đến 90% ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Tuy nhiên, có thể nắm bắt thời gian vàng trong phát hiện sớm sa sút trí tuệ thông qua việc phát hiện bệnh ở giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ - giai đoạn trung gian giữa người nhận thức bình thường và người sa sút trí tuệ. Để phát hiện được tình trạng này, người bệnh cần tầm soát sức khoẻ định kỳ.
Việc phát hiện và điều trị sớm sa sút trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi phát hiện bệnh sớm, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phù hợp như: sử dụng thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh, giảm các sản phẩm thoái hoá trong não người bệnh, thực hiện phương pháp tập luyện nhận thức bằng cách viết nhật ký mỗi ngày, nói chuyện thường xuyên với người thân,...
Khi người bệnh có hoạt động nhận thức, máu và quá trình trao đổi chất tăng lên. Thuốc điều trị khi ấy được hỗ trợ đưa đến vùng bệnh lý để phát huy công dụng. Tổng hợp các yếu tố trên, người bệnh sẽ nhận được hiệu quả tối ưu khi điều trị ở giai đoạn sớm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.