Không ngờ: Thứ cây rau gia vị mọc đầy trong vườn nhà, càng cắt càng lên lại là "thần dược" quý

DS Mễ Y Ngọc Thứ tư, ngày 13/10/2021 15:19 PM (GMT+7)
Từ xưa cây lá lốt rất phổ biến và được sử dụng như một nguyên liệu để chế biến các món ăn hấp dẫn. Đây là loại cây rất quen thuộc, đặc biệt là được trồng rất nhiều ở khu vực nông thôn. Hầu như nhà nào cũng trồng cây lá lốt trong vườn nhà.
Bình luận 0

Tuy nhiên, rất ít người biết rằng, bên cạnh việc sử dụng làm thực phẩm, lá lốt còn là cây thuốc có nhiều công dụng chữa nhiều thứ bệnh dân gian như đau nhức xương khớp, đau bụng nhiễm lạnh, ra nhiều mồ hôi tay chân, phù thũng, tổ đỉa, sưng đau đầu gối, mụn nhọt lâu ngày,...

Lá lốt là cây gì?

Không ngờ: Thứ cây rau gia vị mọc đầy trong vườn nhà, càng cắt càng lên lại là "thần dược" quý - Ảnh 1.

Cây lá lốt còn có tên gọi khác là phắc phát, bẩu pát (Tày), Ana Klùn táo (Buôn Mê Thuột), Phắc ơ lơ (Thái). Nó có tên khoa học là Piper lolot C.DC thuộc họ nhà hồ tiêu.

Lá lốt vừa là cây thảo dược vừa được sử dụng làm thực phẩm, sống dai và ưa ẩm. Lá lốt được trồng chủ yếu tại các vùng trung du và miền núi. Là cây mọc bò có chiều cao từ 20-40cm, cành thân có phủ ít lông và phổng lên tại các mấu.

Lá lốt hình tim, nhẵn, rộng, méo uốn lượn, mọc so le. gân lá chẳng chịt hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ, cuống lá có bẹ ở gốc.

Hoa mọc đơn độc từng bông ở kẽ lá, quả mọng chỉ chứa một hạt. Cây ra hoa và kết quả vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.

Lá lốt được sử dụng làm rau ăn, cả thân, rễ và lá đều được sử dụng làm thuốc chữ bệnh. Trong y học hiện đại, lá lốt có tác dụng rất tốt trong giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn.

Công dụng của lá lốt

Không ngờ: Thứ cây rau gia vị mọc đầy trong vườn nhà, càng cắt càng lên lại là "thần dược" quý - Ảnh 2.

Trong Đông y, lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng. Công dụng trừ lạnh (tán hàn), làm ấm bụng (ôn trung), giảm đau (chỉ thống), giúp đưa khí đi xuống (hạ khí), mũi chảy nước tối tanh kéo dài (tỵ uyên). Đau lưng đau chân (yêu cước thống), đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa,...

Trong dân gian, người ta thường kết hợp với lá lốt và một số vị thuốc khác như xương sông, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước,...

Ngâm chân tay hoặc sắc lấy nước uống để chữa các chứng đau bụng do lạnh, đau vùng ngực và đau nhức xương khớp, đau đầu, mụn nhọt, đau răng, ra mồ hôi tây chân,... Có thể phơi, sấy khô hoặc dùng tươi. Chỉ nên từ 50-100gram cho mỗi người mỗi ngày.

Thời gian gần đây, nhiều người còn truyền tai nhau rằng, lá lốt có thể điều trị căn bệnh gút.

Các món từ lá lốt

Không ngờ: Thứ cây rau gia vị mọc đầy trong vườn nhà, càng cắt càng lên lại là "thần dược" quý - Ảnh 3.

Ngoài tác dụng trị bệnh, lá lốt chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn, quen thuộc nhất có lẽ là món chả lá lốt. Ngoài ra còn có các món như cháo lá lốt, đầu chân dê hầm lá lốt, sữa bò sắc lá lốt hoặc dùng trong các món om.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng và cách dùng cây lá lốt trong từng trường hợp cụ thể cần có sự tham khảo của bác sĩ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem