Khu chợ bên ngoài nghèo nàn, bên trong buôn bán kim cương như bán rau

Huy Nguyễn (Theo Foreign Policy) Chủ nhật, ngày 11/08/2019 04:55 AM (GMT+7)
Mahidharpura (thành phố Surat thuộc phía tây Ấn Độ) được xem là “thủ đô kim cương” của toàn thế giới, nơi buôn bán giao dịch kim cương như một khu chợ trời bình thường.
Bình luận 0

img

Mặc dù Mahidharpura không phải là nơi sở hữu các mỏ kim cương khổng lồ, nhưng đây là nơi chế tác kim cương số một thế giới, cung cấp kim cương thành phẩm cho tất cả các nước phát triển. Hơn 90% kim cương thô của thế giới – dù đó là nguồn kim cương hợp pháp hay hàng phạm pháp – đều được gửi theo một con đường bí mật nào đó để đến thành phố Surat. Tại đây, kim cương thô được đánh bóng, mài giũa và chế tác trước khi quay trở lại các quốc gia trên thế giới.

img

Nghề chế tác kim cương bắt đầu nở rộ tại thành phố Surat từ những năm 70 của thế kỷ 20. Hệ thống làm việc ở đây hoạt động dựa trên niềm tin giống như các tập đoàn Mafia, không hề có giấy tờ chính thức. Mỗi viên kim cương đến tay người thợ đều kèm theo một mẩu giấy nhỏ, trong đó nêu chi tiết giá trị và carat của hàng hóa. Kim cương đã được đánh bóng sẽ đi kèm bảng chứng nhận nằm bên dưới.

Sau khi các thợ đánh bóng nhận được các viên kim cương thô, họ sẽ mài chúng bằng các công cụ đơn giản để làm nổi bật các mặt kim cương. Khi được đánh bóng cẩn thận, sản phẩm hoàn thiện có thể phản chiếu ánh sáng như những lăng kính.

img

Sau khi đã được đánh bóng, những viên đá sẽ được gửi tới một người phân phối. Mỗi người phân phối ở đây đều đã phân phối số kim cương trị giá ít nhất 1 triệu USD (hơn 23 tỷ VND). Dù vậy, tất cả họ đều giao dịch kim cương một cách thô sơ như bán hàng tạp hóa, không có bảo mật hay bảo vệ dưới bất kỳ hình thức nào.

img

Khi đến đây, du khách có thể bắt gặp những căn phòng chế tác kim cương nằm dọc ngay tuyến đường ven chợ Mahidharpura. Người chế tác có thể kiểm tra chất lượng kim cương ngay trong một ngôi nhà lụp xụp ven đường.

img

Có hàng chục xưởng chế tác kim cương như thế này nằm dọc khu chợ. Khoảng hơn 3.000 thương lái đến chợ để trao đổi hàng hóa mỗi ngày. Mỗi người đến đây đều mang theo những viên đá trị giá hàng chục ngàn đô la nhưng đều để ngay trong… túi quần. Các giao dịch được tiến hành công khai dù những viên đá đó là hợp pháp hay bất hợp pháp. Kim cương xuất xứ từ Angola, Botswana, Namibia hay Nga được chuyển tới Surat đánh bóng rồi xuất hiện tại nhiều thị trường kim cương lớn trên thế giới như Mỹ, Hong Kong, Singapore

img

img

Các lô hàng kim cương sẽ được vận chuyển đến thủ đô Mumbai của Ấn Độ bằng tàu hỏa.

img

Họ chỉ đơn giản mang theo những viên kim cương bằng những chiếc túi xách vải truyền thống của người Ấn Độ.

img

Nhiều thợ đánh bóng kim cương từ rất sớm, dù độ tuổi bắt đầu làm việc hợp pháp tại Ấn Độ là 15. Rất nhiều xưởng chế tác kim cương tại đây núp bóng những công ty công nghiệp lớn như dệt may hay cơ khí.

img

Các giao dịch mua bán kim cương tấp nập chẳng khác gì một món hàng giá rẻ.

img

Tại Triển lãm Trang sức Quốc tế Ấn Độ vào tháng 8 hàng năm, khoảng 25.000 người mua từ khắp nơi trên thế giới đổ về Mumbai để giao dịch, với tổng giá trị giao dịch lên tới 1 tỷ đô la.

Những khu chợ có 1 không 2 này nằm ở quốc gia nào nhỉ?

Câu cuối cùng người Việt Nam chắc chắn sẽ trả lời đúng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem