Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Clip: Hàng chục hộ dân thuê đất, dựng ki ốt kinh doanh trên khu trồng cây xanh tại biển Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Khu du lịch biển Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh quy hoạch để thực hiện Dự án Quần thể du lịch sinh thái Xuân Thành, và giao cho UBND xã Xuân Thành quản lý.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, tại khu vực phía ngoài lạch nước ngọt Bàu Dài có 15 ki ốt mang biển hiệu nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát. Các ki ốt đang trong giai đoạn hoàn thiện sắp đưa vào hoạt động.
Để "đánh thức" tiềm năm của khu du lịch biển Xuân Thành trong nhiều năm qua, các lực lượng chức năng đã dùng nhiều biện pháp để giải phóng được hệ thống ki ốt, hàng quán lụp xung quanh bãi biển.
Ông Trịnh Văn Bằng (trú tại xã Xuân Thành), cho biết: "Tôi làm kinh doanh dịch vụ ăn uống tại biển Xuân Thành từ năm 2002. Sau khi chính quyền địa phương có quyết định giải tỏa các ki ốt phía ngoài biển gia đình tôi đã chấp nhận. Sau khi UBND xã Xuân Thành có chủ trương cho thuê đất để xây dựng ki ốt kinh doanh chạy dọc lạch nước ngọt Bàu Dài gia đình tôi nộp đơn đăng ký tại UBND xã Xuân Thành và được chấp thuận. Tôi đã đầu tư xây cơ sở hết hơn 500 triệu đồng, có hộ lên đến 1,7 tỷ đồng. Bỏ hết tài sản để làm, nếu chỉ sau 1 năm mà bị nhà nước lấy lại thì rất tiếc".
Thời điểm hiện tại, khu vực Lạch nước ngọt Bàu Dài (khu du lịch biển Xuân Thành) xuất hiện hàng chục ki ốt với mục đích kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát.
Còn chị Yến (chủ nhà hàng Sao Biển), cho hay: "Chính quyền địa phương cho gia đình tôi thuê mặt bằng để kinh doanh, có hợp đồng gia hạn từng năm một. Hiện nay, tôi mong chính quyền địa phương tạo điều kiện để xây dựng kiên cố, chứ xây dựng tạm bợ cứ di chuyển như thế này rất tốn kém lại vất vả. Bên cạnh đó, khi mùa mưa bão đến sẽ bị thổi tốc mái hết, không chống chọi được".
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, các chủ ki ốt có hợp đồng thuê đất là 1 năm. Theo thỏa thuận các hộ chỉ được dựng ki ốt tạm, nhưng khi triển khai hầu hết các hộ lại xây dựng một cách kiên cố. Nhiều ki ốt đã được đầu tư lên đến hàng tỷ đồng.
Việc thuê mặt bằng kinh doanh sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân, thu hút khách du lịch về biển Xuân Thành. Tuy nhiên, hành động này trái với quy hoạch, ảnh hưởng đến cảnh quan khu du lịch và nhiều nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường lạch nước ngọt.
Ông Trần Quốc Anh - Chủ tịch UBND xã Xuân Thành, cho biết: "Du lịch biển Xuân Thành bị bỏ hoang 7-8 năm không có ai đầu tư nên hoang sơ, khách du lịch không có chỗ nghỉ ngơi nên chúng tôi dẹp các ki ốt ngoài biển, sau đó được thống nhất của UBND huyện cho người dân thuê. Hiện nay, có 15 hộ thuê, công trình như nhà ăn, khu vệ sinh được xây cứng, phần còn lại các hộ dân làm bằng mái lá, mái ghép để kinh doanh".
"Trong hợp đồng cho thuê từng năm một, đến khi nhà nước thu hồi thị họ tự nguyện trả mặt bằng. Thu ngân sách cho địa phương, tạo công việc cho bà con. Năm trước chúng tôi chỉ mới thu 50% tiền thuê; tùy thuộc vào diện tích thuê nên chúng tôi đã thu từ hơn 20 triệu đến hơn 30 triệu. Việc này thu ngân sách cho địa phương và giải quyết việc làm cho bà con" ông Trần Quốc Anh, nói thêm.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Việt Hùng - Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, cho biết: "Dự án quần thể du lịch sinh thái Xuân Thành đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 8/2017. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thủ tục thuê đất do có vướng mắc khi Nghị định 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ nên chủ đầu tư vẫn chưa được thuê đất. Khu vực các hộ kinh doanh làm ki ốt đã được quy hoạch để trồng cây xanh.
Khi xây dựng ki ốt các hộ kinh doanh không được chặt cây xanh, bên cạnh đó phải ký cam kết không được xả nước bẩn ra môi trường. Giao cho xã Xuân Thành thường xuyên kiểm tra, đánh giá và sẽ xử lý những trường hợp sai phạm".
"Khu vực các hộ kinh doanh làm ki ốt đã được quy hoạch để trồng cây xanh. Khi xây dựng ki ốt các hộ kinh doanh không được chặt cây xanh, bên cạnh đó phải ký cam kết không được xả nước bẩn ra môi trường. Giao cho xã Xuân Thành thường xuyên kiểm tra, đánh giá và sẽ xử lý những trường hợp sai phạm. Khoảng cách của 2 hộ kinh doanh là 8m, một số hộ đã cố tình lấn thêm. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp trang bê tông trên phần diện tích trồng cây để đặt thêm bàn hoặc làm chỗ đậu xe. Các trường hợp như vậy sẽ được xử lý", ông Hùng cho biết thêm.
"Khu vực trồng cây xanh tại khu du lịch biển Xuân Thành đã được chính quyền xã cho các hộ dân thuê lại để làm ki ốt kinh doanh. Nếu khi nhà nước cần thu hồi thì các hộ dân sẽ tự nguyện tháo dỡ mà không đòi bồi thường", ông Bùi Việt Hùng - Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.