Cách Tết khoảng một tháng, các vườn trồng mai xuân ở tỉnh Bình Định đông đúc người đi lặt lá trong ngút ngát những thửa vườn mai vàng.
Anh Bùi Văn Khoa (ở xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) cho biết: “Mỗi năm gia đình tôi thuê nhân công lặt lá mai với mức thù lao dao động từ 120 ngàn đồng - 160 ngàn đồng/ngày/người, để hoa nở đúng dịp Tết. Đây là lao động phổ thông vùng nông thông, chỉ làm theo thời vụ nên tìm người cũng không khó”.
“Chương trình” lặt lá mai Tết chỉ trong khoảng mươi ngày nên phải tập trung nhân lực để “đánh nhanh rút gọn”.
Từng gốc mai sum suê lá, chen chúc khắp cành là những nụ hoa. Đơn giản như lặt lá mai nhưng phải hết sức tỉ mỉ, khéo léo để tránh làm gãy nụ.
Người lặt lá mai thường phải đứng liên tục nên nếu không quen việc thì rất dễ… mỏi gối, đau lưng.
Lá mai được lặt sạch ngay tại vườn.
Mỗi ngày 1 công lao động lặt lá mai được trả thù lao khoảng hơn 120-160.000 đồng.
Nghề lặt lá mai dịp giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đa phần là phụ nữ.
Xã Nhơn An (Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) được mệnh danh là “thủ phủ” mai vàng miền Trung, người dân chủ yếu kiếm thu nhập nhờ vào việc trồng, chăm sóc, bán mai dịp Tết nên nghề thời vụ lặt lá mai cũng rất sôi động.
“Lặt lá mai đơn giản nhưng đòi hỏi không được để rụng búp vì nếu rụng thì cây cảnh sẽ hỏng, không có hoa dịp Tết. Mỗi ngày tôi kiếm được 120 ngàn đồng, cứ xong mùa vụ đồng áng thì đến các vườn mai làm việc để làm kiếm tiền tiêu Tết”, chị Phan Thị Hiền (xã Nhơn An) chia sẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.