Kiểm toán Nhà nước
-
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính 8.323 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu NSNN của các dự án được kiểm toán là 3.978 tỷ đồng, kiến nghị các địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, TP.HCM… xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm được tạm xác định là 4.337 tỷ đồng.
-
Kiểm toán Nhà nước cho biết, do áp dụng thuế bình quân gia quyền trong cách công thức tính giá cơ sở mà 10 thương nhân đầu mối hưởng lợi 3.375 tỷ đồng trong năm 2015 và 1.433 tỷ đồng trong năm 2016.
-
Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, kết quả xử lý tài chính đến ngày 4.1.2018 của 273 báo cáo kiểm toán là trên 43.000 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước hơn 32.000 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác trên 11.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2016.
-
Một loạt dự án thực hiện theo hình thức BOT như Dự án công trình cầu Việt Trì - Ba Vì; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh – Uông Bí; Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1… dự kiến sẽ được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiểm toán việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trong năm 2018.
-
Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho thấy một số đơn vị quản lý và sử dụng xe ô tô dùng chung vượt định mức quy định. Ngoài ra, Tổng cục TDTT còn có nhiều khoản thu, chi chưa đúng quy định Nhà nước.
-
Trong báo cáo mới đây gửi tới Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, trong năm 2017, kết quả xử lý tài chính đã tăng thu về ngân sách nhà nước (NSNN) gấp hơn 4 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, với các tập đoàn, công ty lớn, nhiều sai phạm vẫn xảy ra trong công tác quản lý tài chính, tài sản công.
-
“Toàn những mảnh đất đẹp, vị trí đắc địa mà định giá rất thấp, nhà đầu tư hưởng lợi rất nhiều. Chưa nói tới lợi ích nhóm trong đó. Riêng dự án Bảo tàng Hà Nội do Vinaconex thực hiện, thử hỏi dự án đó có xuất phát từ nhu cầu người dân hay không, xin ý kiến nhân dân hay chưa? KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 38 tỷ đồng trên tổng số 114 tỷ đồng” - PGS. TS. Lê Huy Trọng nói.
-
Theo quy định trước khi thực hiện CPH, DN CPH có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất đang được giao quản lý/sử dụng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại bất cập trong xác định giá trị quyền sử dụng đất ở hoạt động này. Đáng chú ý, tham chiếu từ giới chuyên gia và nhà quản lý, một số quy định không rõ ràng về giá trị đất đai đã làm giá trị này được chuyển từ Nhà nước sang tư nhân.
-
Năm 2007, KĐT mới Hoàng Văn Thụ (phường Hoàng Văn Thụ, phường Thịnh Liệt và Yên Sở, quận Hoàng Mai) được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 – trong đó nhắc tới chức năng chủ đầu tư của Tổng Công ty Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC). Năm 2011, TP Hà Nội cho phép UDIC đầu tư dự án. Nay, dự án được điều chỉnh quy hoạch nhưng UDIC không còn nắm quyền định đoạt dự án này?
-
Dự án Thanh Xuân Complex từ đầu tháng 3/2017 đã được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm tra, đối chiếu việc quản lý và sử dụng đất. Qua thực hiện kiểm toán cho thấy, dự án này không có bất cứ vi phạm pháp luật nào.