Sơn Hải là xã đảo phía Tây – Nam của huyện Kiên Lương (Kiên Giang), bao gồm 42 hòn đảo lớn, nhỏ. Với lợi thế vùng biển rộng lớn, lại chỉ cách trung tâm huyện khoảng 10km nên ngoài việc đánh bắt tự nhiên, người dân ở đây còn tổ chức chăn nuôi nhiều loại hải sản giá trị kinh tế cao cung cấp cho đất liền.
Cá lồng biển nuôi nhiều nhất vẫn là cá bớp vì giá trị kinh tế cao. Ảnh: Lục Tùng
Từ chỗ nuôi tự phát, quy mô nhỏ lẻ, được sự hỗ trợ của ngành chức năng và chuyên môn, nghề nuôi cá lồng bè phát triển nhanh chóng, đa dạng về đối tượng, quy mô và trở thành một trong những nền tảng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng bền vững.
Cá bớp đạt trọng lượng chuẩn bị xuất bán. Ảnh: Lục Tùng.
Hiện, toàn xã có 111 hộ nuôi hơn 700 lồng bè, với sản lượng ước đạt trên 1.000 tấn/năm. Trong đó, nhiều nhất là cá bớp vì có giá trị kinh tế cao. Với giá bán dao động 120-150 ngàn đồng/kg, sau 6-8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trên dưới 10kg/con, bình quân, mỗi ký cá, người nuôi thu lãi 10-30 ngàn đồng, tùy thời giá.
Sau 8 tháng nuôi, cá bớp đạt trọng lượng trên dưới 10kg. Ảnh: Lục Tùng.
Theo ghi nhận của địa phương, nếu thời tiết tốt, việc nuôi thuận lợi, nhiều hộ nuôi cá bớp ở đây đạt mưc lãi bạc tỷ đồng/năm, nên có người ví von đây là nghề nuôi cá bạc tỷ.
Cá bớp là loài cá “mau ăn, chóng lớn“. Sau 8 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng trên dưới 10kg. Ảnh: Lục Tùng.
Cá rất phàm ăn. Lúc đói, có thể đớp mồi ngay trong tay người nuôi. Ảnh: Lục Tùng.
Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành chức năng, nuôi cá lồng bè ở Sơn Hải có quy mô lớn, kỹ thuật cao. Ảnh: Lục Tùng.
Cá sau khi thu hoạch, được đóng thùng chở vào đất liền. Ảnh: Lục Tùng.
Khí hậu trong lành, thời tiết hiền hòa ở đây rất phù hợp để nuôi hải sản. Ảnh: Lục Tùng.
Một góc nuôi cá lồng bè nhìn từ đảo ra biển. Ảnh: Lục Tùng.
Với lợi thế vùng biển rộng, rất thích hợp để Sơn Hải phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Ảnh: Lục Tùng.
Một góc đảo trung tâm của xã đảo Sơn Hải. Ảnh: Lục Tùng.
Lục Tùng (Báo Lao Động)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.