Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý

Phương Linh- Nguyễn Tùng Thứ bảy, ngày 15/10/2022 06:47 AM (GMT+7)
Xuân Tảo (Hà Nội) xưa nay luôn được biết đến là một trong những ngôi làng cổ có lịch sử lâu đời và giàu truyền thống. Chính vì vậy, bên trong làng vẫn bảo tồn nhiều kiến trúc lịch sử có từ đời xa xưa, tiêu biểu nhất là đền Sóc.
Bình luận 0

Clip ngôi đền cổ được xây dựng từ thời nhà Lý. Thực hiện: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 2.

Đền Sóc làng Xuân Tảo nằm ở phía tây Hồ Tây, tọa lạc trên đỉnh gò Phượng Hoàng, nay là địa phận phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 3.

Cũng như đền Gióng ở Phù Đổng Gia Lâm hay đền Sóc ở núi Vệ Linh, đền Sóc Xuân Tảo cũng thờ Phù Đổng Thiên Vương (tức Thánh Gióng). Nhiều tư liệu cho rằng, đền Sóc được xây dựng khoảng 900 năm trước vào thời nhà Lý, song người dân nơi đây đã thờ Thánh Gióng từ khi vua Hùng còn tại vị. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 4.

Theo điển tích, sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc Ân cứu nước, vua Hùng sắc phong ngài làm Phù Đổng Thiên Vương và cho dân làng lập đền thờ. Đến thời Lý, vua thấy vị thế gò Phượng Hoàng đẹp, lại gần với kinh đô nên cho xây dựng đền khang trang để trở thành nơi cúng tế của triều đình. Vào ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm, đền Sóc Xuân Tảo lại cử hành quốc lễ với sự tham gia của vua chúa, quan lại. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 5.

Dừng chân tại số 103 đường Xuân La (Tây Hồ), chúng tôi bắt gặp công trình cổng tam quan bề thế dẫn vào đình Mộc Dục nằm gọn trong hồ bán nguyệt. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 6.

Công trình thuộc quần thể di tích đền Sóc, mang đậm dáng vẻ tinh hoa văn hoá nghệ thuật Việt Nam với cấu trúc tám mái chồng diêm cùng những hoạ tiết rồng, phượng, đài sen vô cùng tinh tế. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 7.

Tương truyền, đây là nơi Thánh Gióng đã nghỉ chân và xuống tắm, từ "mộc dục" trong từ điển Hán Việt có nghĩa là tắm gội. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 8.

Từ tam quan Mộc Dục, đền Sóc nằm cách 200m ở vị trí đối diện với địa chỉ cụ thể là ngõ 34 Xuân La. Diện tích đền rộng khoảng 1000m2, chưa tính phần đất rộng 2000m2 nằm bên cạnh. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 9.

Điều đầu tiên để lại ấn tượng cho du khách khi đến thăm đền là bức bình phong điêu khắc hình tượng chúa sơn lâm uy nghiêm nằm ở phía trước. Theo quan niệm dân gian, việc đặt bình phong trước cổng đền, chùa không chỉ có ý nghĩa làm vật che chắn phong thủy mà còn thể hiện sự kính trọng đối với các vị thần được thờ phụng. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 10.

Kiến trúc của đền Sóc tuân theo quy củ của hệ thống kiến trúc đền Việt cổ. Cổng đền được xây kiểu nghi môn tứ trụ, với những câu đối được chạm trổ và hình tượng chim phượng lá lật trên đỉnh trụ. Qua một khoảng sân rộng là tới dãy nhà tả hữu cùng hai ngôi miếu nhỏ thờ Cô, Cậu nằm song song. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 11.

Chính giữa là tòa tiền tế vô cùng nổi bật với những cột trụ sơn son với hoạ tiết rồng cùng bức chạm chim phượng bằng vàng vô cùng lộng lẫy. Toà hậu cung phía sau kết hợp với gian giữa đại bái rộng 3 gian 2 dĩ tạo thành hình chữ "Đinh". Ngoài ra, hai bên còn có thêm các dãy nhà dọc và khu phụ để phụ thờ. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 12.

Bà Nguyễn Thị Sáu (67 tuổi), thành viên ban quản lý di tích đền Sóc cho biết: "Ở đây ngoài thờ Thánh Gióng còn thờ Mẫu, thờ hai mẹ con bà Chúa - những người đã bỏ tiền ra mua ruộng để cấy hái, lấy tiền thờ cúng cho đền Sóc. Ở đây còn thờ hai quan Đức Thái Bảo Đà và Đức Thiếu Bảo Nhị - 2 quan trông nom, bảo vệ Đức Thánh Phù Đổng". Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 13.

Hiện nay đền còn lưu giữ được nhiều bảo vật quý như cỗ kiệu long đình, long ngai, chuông cổ, đá chạm hoa sen,... Đặc biệt nhất là pho tượng Phù Đổng Thiên Vương được tạo vào cuối thế kỷ XVIII, cao 4,56 m và được đặt ở chính giữa gian đại bái. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 14.

Để có được ngôi đền khang trang, bề thế như hiện tại, đội ngũ quản lý di tích đã vô cùng cẩn trọng trong những lần tu sửa, cải tạo. "Việc tu sửa, nâng cấp đền được diễn ra thường xuyên. Đây là di tích lịch sử nên phần kiến trúc được duy trì từ nhiều đời, chủ yếu là gỗ lim và ngói cổ. Vì vậy, mỗi khi cải tạo phải chụp lại, vẽ lại rồi mới bắt đầu tiến hành. Các hoạ tiết rồng phượng trang trí hồi xưa hầu như đều được giữ nguyên trạng như ban đầu", bà Sáu chia sẻ thêm. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 15.

Hàng năm cứ vào các ngày mùng 6 tháng Giêng và ngày 8 tháng tư âm lịch, người dân khu vực xung quanh lại nô nức tổ chức lễ hội đền Sóc để tưởng niệm công lao của Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương. Các hoạt động trong lễ hội vô cùng phong phú, bao gồm lễ rước kiệu cùng các trò chơi dân gian. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Kiến trúc độc đáo bên trong ngôi đền cổ xây từ thời nhà Lý - Ảnh 16.

Năm 1991, đền Sóc làng Xuân Tảo được Bộ Văn hóa công nhận và cấp bằng Di tích lịch sử cấp Nhà nước. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem