Bộ NNPTNT tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023: Tìm giải pháp để thúc đẩy ngành hàng cá tra phát triển bền vững

Hồng Cẩm - CTV Thứ sáu, ngày 15/12/2023 18:50 PM (GMT+7)
Ngày 15/12, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023. Theo đó sản lượng cá tra ước tương đương với cùng kỳ năm ngoái nhưng kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022.
Bình luận 0

Tham dự Hội nghị có ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cùng các sở, ngành và doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra xuất khẩu trong khu vực ĐBSCL.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh 1.

Đại biểu tham dự hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023. Ảnh: HC

Các thị trường nhập khẩu cá tra lớn có xu hướng giảm

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023, do tình hình bất ổn ở một số nơi trên thế giới và lạm phát toàn cầu, nên việc xuất khẩu cá tra không đạt như kỳ vọng. Ước tính cả năm, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.700ha (bằng 98% so với cùng kỳ năm ngoái); sản lượng cá tra ước khoảng 1,60 triệu tấn, tương đương với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD, chỉ đạt 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, tính đến 15/11, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,6 tỷ USD, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm có xu hướng giảm như: Trung Quốc giảm gần 22%, Hoa Kỳ giảm hơn 53%, EU giảm hơn 17%. Riêng thị trường Đức, Anh, Brazil, Saudi Arabia tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây lại là những thị trường chiếm tỉ trọng nhỏ.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh 2.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HC

Theo các đại biểu tham dự hội nghị, ngoài nguyên nhân do tình hình bất ổn và lạm phát toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các tra có xu hướng giảm, hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn còn một số nguyên nhân khác như: một số quốc gia láng giềng đã phát triển sản xuất cá tra; sản phẩm cá tra của Việt Nam còn đơn điệu; sản phẩm giá trị gia tăng chiếm tỉ trọng nhỏ nên chưa tạo ra sự cạnh tranh và giá trị thương mại lớn.

Bên cạnh đó, còn bị ảnh hưởng bởi công đoạn giống, nuôi thương phẩm như: thức ăn chiếm tỉ trọng lớn (70-80%) trong giá thành sản xuất; một số cơ sở sản xuất giống chưa quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ đàn cá bố mẹ trong quá trình sản xuất giống, chưa tuân thủ đúng thời hạn sử dụng cá bố mẹ, tỷ lệ sống giai đoạn ương dưỡng còn thấp; một số địa phương chưa thực hiện cấp Giấy xác nhận nuôi cho các cơ sở nuôi nhỏ lẻ theo quy định…

Kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh 3.

Năm 2023 kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: HC

Riêng tỉnh An Giang, toàn tỉnh hiện có 15 doanh nghiệp với 18 nhà máy chế biến cá tra, công suấtchế biến 300 tấn/năm, với các sản phẩm chủ yếu là fillet, cắt khúc, nguyên con, xẻbướm, chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu đi các nước Mỹ, Châu Á, Trung Quốc,các nước thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, cácnước Châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 300 triệu USD. Ước 11 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 152,5 ngàn tấn, tương đương 336,8triệu USD; so với cùng kỳ giảm 5,22% về sản lượng và giảm 3,7% về kimngạch.

Các đại biểu tham dự hội nghị cho rằng, ngoài nguyên nhân do tình hình bất ổn và lạm phát toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các tra có xu hướng giảm, hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn… còn một số nguyên nhân khác như: một số quốc gia láng giềng đã phát triển sản xuất cá tra; sản phẩm cá tra của Việt Nam còn đơn điệu; sản phẩm giá trị gia tăng chiếm tỉ trọng nhỏ nên chưa tạo ra sự cạnh tranh và giá trị thương mại lớn.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh 4.

Ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó, còn bị ảnh hưởng bởi công đoạn giống, nuôi thương phẩm như: thức ăn chiếm tỉ trọng lớn (70-80%) trong giá thành sản xuất; một số cơ sở sản xuất giống chưa quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ đàn cá bố mẹ trong quá trình sản xuất giống, chưa tuân thủ đúng thời hạn sử dụng cá bố mẹ, tỷ lệ sống giai đoạn ương dưỡng còn thấp; một số địa phương chưa thực hiện cấp Giấy xác nhận nuôi cho các cơ sở nuôi nhỏ lẻ theo quy định…

Theo bà Nguyễn Thị Băng Tâm, Chuyên viên Phòng Nuôi trồng thủy sản, Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết: "Theo thông tin chúng tôi nhận được, Indonesia đã nuôi và thu hoạch 0,6 triệu tấn/năm, họ đã xuất khẩu sang Trung Đông, Nhật Bản, Myanmar… Bên cạnh đó có Trung Quốc và Băng-la-đét cũng đã bắt đầu nuôi từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và tăng sự cạnh tranh của cá tra của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Băng Tâm, Chuyên viên Phòng Nuôi trồng thủy sản, Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT thông tin về thị trường cạnh tranh của con cá tra Việt Nam. Ảnh: HC

Do đó, chất lượng giống sẽ là cái gốc của chuỗi cá tra, giải quyết được con giống thì sẽ giúp tăng tỷ lệ sống, tăng hiệu quả sản xuất; thứ 2 là thị trường, là đầu kéo và khuyến khích sự phát triển sản xuất; thứ 3 là giảm chi phí sản xuất. Ba vấn đề, giống- giảm chi phí- thị trường là định hương trong tương lai gần của ngành hàng cá tra".

Giải pháp nào để tăng sức cạnh tranh cho con cá tra?

Theo dự báo sản lượng cá da trơn/cá tra năm 2024, sẽ tăng 2,8% so với năm nay. Lạm phát toàn cầu có khả năng được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng có khả năng sẽ hồi phục từ quý II/2024. Sản lượng thu hoạch trong 2 quý đầu năm tới không cao như kỳ vọng... Tuy nhiên, với đà phục hồi như hiện nay, sản lượng cá tra dự kiến thu hoạch trong quý I, II/2024 vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến, xuất khẩu.

Theo các đại biểu tại hội nghị thời gian tới, nhất là năm 2024, cần tiếp tục nâng cao chất lượng giống cá tra; trong đó cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, nhiệm vụ nghiên cứu về chọn tạo các tính trạng khả năng kháng bệnh, tỷ lệ phile, mùi vị sản phẩm, tỷ lệ đạm, mỡ trong sản phẩm, khả năng chịu mặn...

Tiếp tục bổ sung, thay thế đàn cá tra bố mẹ được cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh cho các cơ sở sản xuất giống theo nhu cầu, đảm bảo cung ứng đủ con giống chất lượng cao cho nuôi thương phẩm, hạ giá thành sản xuất.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh 6.

Dự báo sản lượng cá da trơn/cá tra năm 2024, sẽ tăng 2,8% so với năm nay. Ảnh: HC

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất xử lý nghiêm các vi phạm trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông, sử dụng kháng sinh nguyên liệu, sử dụng thuốc thú y, chế phẩm xử lý cải tạo môi trường. Xây dựng nhiệm vụ xác định yếu tố cấu thành giá thành sản xuất để xây dựng các giải pháp giảm giá chi phí trong chuỗi sản xuất, chế biến cá tra.

Khuyến khích các bên có liên quan liên kết, gắn kết hoạt động sản xuất, chế biến theo chuỗi thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cùng có trách nhiệm trong việc giám sát theo dõi quá trình sản xuất, giúp đảm bảo ổn định sản xuất, cắt giảm chi phí; nuôi có chứng nhận để nâng cao giá trị sản phẩm.

Tiếp tục phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm; quan tâm mở rộng thị trường trong nước, hướng tới các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, trường học; mở rộng thị trường, thực hiện các quy định về chứng nhận cho sản phẩm cá tra theo yêu cầu của các thị trường quốc gia Hồi giáo…

Ông Tôn Thất Thạnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, cho biết: Để giúp cho ngành cá tra giảm bớt khó khăn, đủ sức cạnh tranh trong thời gian tới, bên cạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí đầu vào thì cần tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng và mở rộng vùng nguyên liệu, kết hợp đầu tư nhà máy sơ chế, kho bảo quản, tồn trữ sản phẩm gần vùng nguyên. Đồng thời, thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với Hợp tác xã, Tổ hợp tác tham gia vào mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kêu gọi các doanh nghiệp khác tham gia đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu. Tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng và mở rộng vùng nguyên liệu, kết hợp đầu tư nhà máy sơ chế, kho bảo quản, tồn trữ sản phẩm gần vùng nguyên...

Kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh 7.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: HC

Phát biểu tại hội nghị ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng: "Sản lượng cá tra của Việt Nam hiện nay cao, mật độ cao, năng xuất cao… không cách nào khác, để thoát ra khỏi khó khăn thì phải nâng cao sức cạnh tranh, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng.

Để làm được điều đó, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cần phải điều chỉnh, thay đổi trong quản lý nhà nước, cơ chế chính sách trong điều hành sản xuất, trong xúc tiến thương mại; điều chỉnh thay đổi cơ cấu về thị trường, đặc biệt trong khoa học công nghệ, bên cạnh việc quan trắc về an toàn sinh học, vấn đề thú y phòng bệnh, xây dựng cơ sở an toàn, truy xuất được nguồn gốc; thức ăn dinh dưỡng; giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất, từ thu hoạch, sơ chế, chế biến, tận dụng các phụ phẩm như đầu, xương, tiết…đó mới là nâng cao sức cạnh tranh, cho dù có nhiều nước có thể nuôi cá tra".



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem