Qua quan sát hiện gốc gồm có tất cả 4 nhánh. Trong đó 2 nhánh chính song song to cỡ bắp chân người lớn, cao 4 m và 2 nhỏ cao hơn, cao khoảng 1m. Trên thân của nhánh chính đẻ thêm một số nhánh con, phần ngọn có cả trái xanh già và chín. Ông Đinh Văn Chin (50 tuổi), người có thâm niên gần cả chục năm chuyên đi đào rễ sâm cau về bán bày tỏ: " Cây trưởng thành mọc trong rừng mà tôi đi tìm và thu hoạch về bán chỉ từ 0,4-1m, chưa bao giờ thấy cây sâm cau nào cao như của già Lép".
Theo lời già Lép thì cách đây gần 20 năm, do trước sân nhà có hố khá lớn do ai đó đào nhưng không sử dụng nên đã vào rừng nhổ một cây sâm cau về trồng cho vui, chứ không phải để lấy rễ bán. Với kích cỡ này thì giờ mà đào thì ít nhất cũng được 2-3 kg rễ.
Được biết huyện miền núi Sơn Tây được xem là "thủ phủ' sâm cau của Quang Ngãi. Gọi là sâm cau là do phần lá và rễ của nó có hình dáng giống như cây cau, nhưng có tác dụng bổ như sâm nên được gọi là sâm cau. Còn một số cán bộ miền xuôi đang công tác ở đây thì đặt là cây sâm "nhớ vợ". Bởi lẽ một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ (?).
Sâm cau có thể thu hoạch quanh năm và bộ phận sử dụng chủ yếu là rễ rồi rửa sạch và phơi khô, hoặc để tươi ngâm rượu. Sau khi ngâm khoảng 3 tháng trở lên thì có thể đem ra uống và càng để lâu thì càng ngon. Rượu sâm cau có màu vàng trong, mùi thơm như nhân sâm Hàn Quốc nhưng vị ngọt hơn. Và giá bán rễ sâm cau được bán tại Sơn Tây từ 40-60.000 đồng/kg tươi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.