Huyện Sơn Tây
-
Giá cau tươi tươi ở Quảng Ngãi thương lái thu mua vẫn mức cao kỉ lục, với 80.000 đồng/kg. Cau tươi được giá khiến tình trạng trộm cắp nổi lên. Để đối phó, dân trồng cau ở huyện Sơn Tây-“xứ ngàn cau” của Quảng Ngãi đã dựng nhà, đổ cột bê tông, ngủ chòi 24/24 canh phòng...
-
Giá cau tươi thương lái thu mua ở tỉnh Quảng Ngãi hiện là 75.000 đồng/kg và thu mua tại lò sấy cau là khoảng 80.000 đồng/kg. Như vậy, từ mức giá cao chưa từng thấy, cau tươi đã thấp hơn trước từ 5.000-6.000 đồng/kg. Dân vùng trồng cau lẫn thương lái cho rằng, cau tươi vẫn ở mức giá bán rất cao nhất từ trước tới nay.
-
Giá cau tươi ở Quảng Ngãi hiện đang được thương lái thu mua nhộn nhịp ở mức cao “kỉ lục chưa từng thấy”, đạt hơn 82.000 đồng/kg. "Năm nay vàng có tăng có giảm, giá cau chỉ có tăng". Người trồng cau ở Quảng Ngãi ví von đây là “mùa vàng" và thứ cây cao chót vót đang là "cây vàng".
-
Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người nông dân, thông qua việc chuyển đổi, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, thời gian gần đây huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai mô hình trồng dứa MD2.
-
Bà He, xã Sơn Tinh, huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết thêm cá chình càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, nên bà tiếp tục nuôi một thời gian nữa. Với giá cá chình ổn định như hiện nay từ 550.000 đồng/kg – 600.000 đồng/kg. Nếu nuôi thêm khoản 10 tháng nữa cá chình sẽ đạt trọng lượng khoảng từ 1,5 – 2 kg/con...
-
Bưởi da xanh, măng nứa khô của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Sơn Liên; Ổi Rupy của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Sơn Long, là những sản phẩm được công nhận OCOP đầu tiên của huyện Sơn Tây, sau 1 thời gian dài địa phương này “trắng” sản phẩm OCOP.
-
Khá nổi tiếng ở Quảng Ngãi với nhiều loại nông sản như cau, sâm cau, mắc ca, cá tầm, ớt xiêm rừng..vì vậy việc huyện Sơn Tây là địa phương duy nhất “trắng” sản phẩm OCOP, đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Nguyễn Ngọc Trân đã trả lời về vấn đề này.
-
Từ mô hình trồng mắc ca thí điểm, hàng chục ha mắc ca trồng nhân rộng ở huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) cũng đã cho trái. Cây mắc ca ví như làm giàu hứa hẹn tạo nên sự đột phá để người dân huyện Sơn Tây khá giả, như chính quyền và Bí thư Huyện uỷ Lê Văn Tùng đã kì vọng từ 10 năm trước đó.
-
Bí thư huyện ở Quảng Ngãi chấp nhận “cởi áo từ quan” nếu mô hình trồng cây làm giàu thất bại (Bài 2)
Tại thời điểm triển khai mô hình thí điểm trồng mắc ca vào năm 2014, trên cương vị Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, trả lời PV Dân Việt, ông Lê Văn Tùng thẳng thắn, nếu mô hình thất bại và bị kỷ luật cách chức, cũng không buồn, vì nhận thấy việc làm của mình và quyết định của tập thể là đúng, vì cái lợi của dân. -
"Mạo hiểm, liều mạng" là những nhận xét, đánh giá của nhiều cán bộ ở Quảng Ngãi về việc huyện Sơn Tây, do Bí thư Huyện uỷ (nguyên là Chủ tịch UBND huyện) Lê Văn Tùng đề xuất, quyết định chi tiền tỷ thực hiện thí điểm mô hình trồng mắc ca tại huyện nhà cách đây 10 năm về trước.