Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây mía

Kỹ sư Phạm Đức Thành Thứ tư, ngày 26/11/2014 07:08 AM (GMT+7)
Bình luận 0

I. Làm đất

1. Chọn đất:

- Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nhẹ có khoảng 20%.

- Đất có điều kiện thoát nước triệt để, không bị ngập úng.

- Đất có tầng canh tác dày từ 80cm trở lên.

- Đất trung tính có độ pH từ 6 đến 7 trở lên.

Trước khi làm đất cần được sử dụng vôi bột với định mức 1-1,5 tấn/ha, rắc đều trên toàn bộ diện tích, nhằm xử lý tiêu diệt mầm mống sâu bệnh và khử độ chua của đất.

imgDùng máy đào làm đất trồng mía trên đất dốc gò, đồi.     I.T
Nơi có thể dùng máy cày thì dùng máy cày đất thật sâu và kỹ, bởi vì cày sâu có thể cải thiện nước, độ màu mỡ, không khí, nhiệt độ của đất, có lợi cho mía phát triển, đồng thời cũng tăng cường khả năng chống hạn của mía. Thông thường yêu cầu cày sâu khoảng 30 – 35cm.

 

Đối với diện tích đất không làm đất bằng máy được, phải làm đất thủ công thì cần đào rãnh vuông góc với hướng dốc để chống xói mòn, đào rãnh sâu 30-35cm, đáy rộng 25-30cm.

2. Rạch hàng:

Khoảng cách hàng 0,9-1,0m. Vét rãnh trồng mía sâu khoảng 30-35cm, đáy rãnh rộng từ 25-30cm, đáy rãnh bằng phẳng và có đất tơi nhỏ. Hàng mía nên thiết kế theo hướng đông tây để cho mía nhận được nhiều ánh sáng nhất.

3. Đào rãnh thoát nước:

Đối với mía trồng trên đất ruộng 1 vụ cần chú ý đào rãnh thoát nước, tránh tình trạng mía sau khi trồng do ngập nước mà thiếu ôxy, khiến tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc hạn chế sinh trưởng. Ruộng mía có diện tích nhỏ thì đào 1 rãnh thoát nước 4 phía xung quanh là đủ, diện tích tương đối lớn thì ngoài rãnh thoát nước 4 phía xung quanh, còn cần đào rãnh thoát nước thành nhiều ô thoát ra ngoài.

II. Trồng mía

1. Thời vụ trồng mía:

Mía vụ đông nên trồng vào khoảng tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Mía vụ xuân trồng vào tháng 2 – 3 và có thể kéo dài đến hết tháng 4. Mía vụ hè trồng vào hạ tuần tháng 7 đến đầu tháng 8.

Mía vụ thu đông có thể kéo dài thời gian sinh trưởng, đồng thời cũng tránh được vấn đề mía vụ xuân khó xuất ruộng khi “xuân hạn”, vì vậy, nếu điều kiện thuận lợi nên cố gắng mở rộng trồng mía vụ thu đông, sản lượng của nó có thể tăng 15 – 30% so với vụ xuân, tỷ lệ đường có thể tăng 0,5 – 1%. Mía vụ hè có thời gian sinh trưởng ngắn, mắt mầm đảm bảo, giống mía chọn lọc, do vậy cần có diện tích mía hè để làm nguồn giống cho vụ đông xuân.

2. Lựa chọn hom giống:

Hiện tại các công ty có nhiều loại giống mía, mỗi giống mía có ưu điểm khác nhau phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Có thể chia ra các loại giống với các loại đất khác nhau sau:

Nhóm giống mía ROC10, Liễu Thành phù hợp với đất có mùn cao, tầng đất canh tác dày (đất phù sa ven sông suối, đất bồi tụ khác có tỷ lệ mùn cao…).

Nhóm giống mía ROC22, Quế Đường, Việt Đường phù hợp với đất có hàm lượng mùn và NPK vào loại trung bình khá.

Mía vụ hè có thể sử dụng toàn bộ thân cây làm giống, mía vụ đông xuân chỉ nên sử dụng phần ngọn làm giống, khi nguồn giống không đủ có thể lấy cả cây làm giống, nhưng giống bằng ngọn và giống bằng gốc cần được tách riêng để xử lý. Mía giống cần phải tươi, mầm mía phải khỏe mạnh, không sâu bệnh.

(Còn nữa, xem tiếp NTNN số 288)

   Nếu điều kiện thuận lợi, bà con nên cố gắng mở rộng trồng mía vụ thu đông, sản lượng của nó có thể tăng 15 - 30% so với vụ xuân, tỷ lệ đường có thể tăng 0,5 - 1%.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem