Lạ mà hay
-
Ông Đỗ Tấn Bình ngụ ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết: "Hiện rầy chỏng cánh là đối tượng sâu hại nguy hiểm cho vườn cây có múi, nhất là cây bưởi da xanh. Để khống chế dịch hại rầy chỏng trên cây bưởi, tôi trồng xen canh cây ổi vì theo các nhà nghiên cứu, lá ổi có khả năng đặc biệt xua đuổi loại rầy này...". Đây là cách làm lạ mà hay ở huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
-
Từ sản xuất thử nghiệm và nghiên cứu thực tế, đến nay cơ sở nuôi lươn của anh Nguyễn Thanh Phương, ấp Hội Mỹ, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu) có trên 4.000 con lươn giống sinh sản, cho thu nhập cao. Anh Phương có cách làm lạ mà hay là dùng đất sét làm tổ cho lươn đẻ, thu con giống, ương nhân tạo trong bể xi măng giúp giảm được công ấp trứng lươn.
-
Vận dụng cho cây tiêu bám vào thân dừa để tiện công chăm sóc cả 2, ông Đặng Văn Cấp (70 tuổi, ở xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thu lợi nhuận kép từ mô hình này. Ở địa phương ai đến thăm quan mô hình cây tiêu đu bám cây dừa của ông Cấp cũng đều tấm tắc khen là lạ mà hay.
-
Cây rau móp vừa là một loại rau sạch, đồng thời là cây dược liệu mọc hoang dã ở các vùng trũng ven sông rạch. Loài rau này được anh Lê Văn Hoàng (sinh năm 1965), ấp An Thới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) đem xuống ruộng trồng như cấy lúa. Ngày nào anh cũng hái đọt rau dại này bán với giá 40 ngàn đồng mỗi ký. Đây là mô hình mới lạ mà hay ở huyện Trảng Bàng.
-
Cây vọng cách là một loại cây hay mọc hoang ở ven sông suối, do có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên thời gian gần được ông Lê Thanh Vân (62 tuổi) trú tại xóm 7, xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu (Nam Định) sưu tầm đem về trồng để bán lá làm thuốc với giá 50 ngàn đồng/kg. Mô hình trồng cây vọng cách của ông Vân được nhiều người khen lạ mà hay.
-
Dành dành là loại cây mọc dại ở những nơi gần bờ mương, lạch nước, phổ biến ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên, loài cây mọc dại ấy lại đang đem lại nguồn thu nhập không hề nhỏ cho nhiều hộ gia đình. Điển hình cho mô hình lạ mà hay này là gia đình nhà ông Nguyễn Văn Phiến (63 tuổi) ở xóm 7, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) hái ra tiền từ loài cây dại-cây dành dành.
-
Nhiều năm nay, lão nông Nguyễn Văn Quang, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long sống khỏe re với nghề nuôi lươn không bùn. Điểm lạ mà hay là ông Quang nuôi lươn mẹ, sau khi lươn đẻ trứng, ông bán cả trứng lươn cả lươn mẹ rồi lại nuôi lứa mới. Với cách làm này, mỗi năm ông Quang lời hàng trăm triệu đồng.
-
Từ khó khăn về nguồn phân hữu cơ bón cho vườn dừa, ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã nghĩ ra cách lạ mà hay là làm chuồng đặt ở các gốc dừa để nuôi chim bồ câu. Cách làm này hóa ra rất hay, bởi ông Nghiệp có nguồn phân chim bón cho từng gốc dừa khiến dừa sai trái mà còn có thêm nguồn thu nhập từ bán chim bồ câu...
-
Anh Nguyễn Văn Tấn, thôn Bổng Điền Bắc, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã tìm ra cách trồng trọt lạ mà hay. Đó là cho cà chua, mướp đắng leo chung một giàn. Với cách làm này, công việc chăm sóc vừa nhàn mà lại cho thu nhập cao. Chưa đến 3 sào ruộng mà mỗi năm anh Tấn lãi từ 80-100 triệu đồng.
-
Ông Nguyễn Văn Thân, 53 tuổi, ở xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có cách nuôi ếch "khổng lồ" Thái Lan khá độc đáo, lạ mà hay. Đó là ông trộn tỏi vào thức ăn rồi cho đàn ếch ăn. Ếch ăn thức ăn trộn tỏi, con nào cũng to khoẻ, "vạm vỡ", mau lớn và có trọng lượng "khủng". Với cách nuôi ếch độc đáo này mà mỗi năm gia đình ông Thân kiếm được hàng trăm triệu đồng.