Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Với lợi thế nguồn nước mạch chảy ngang lòng đất khá dồi dào nên từ nhiều năm trước, ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết) đã triển khai trồng dừa xiêm khá hiệu quả trên đất cát. Tuy nhiên, khó khăn là nguồn phân hữu cơ dùng để bón cho cây dừa ngày càng khan hiếm, giá cao.
Trong khi đó, nếu cây không được tiếp phân đầy đủ thì năng suất đậu trái không cao. Chính vì lý do này mà ông đã nảy sinh ý tưởng thử nghiệm nuôi bồ câu dưới tán cây dừa, tận dụng nguồn phân từ loài chim này để bón cho dừa...
Bồ câu nuôi dưới tán dừa sinh trưởng tốt, sinh sản đều và cho lượng phân hữu cơ đáng kể để ông Hoàng bón luôn cho chính gốc dừa-nơi đặt chuồng chim.
“Trước hết, tôi cũng tham quan nhiều chuồng trại của anh em trong địa phương đã nuôi con bồ câu và biết rằng vật nuôi này dịch bệnh rất ít. Thứ hai nữa đó là nguồn dinh dưỡng cho cây dừa bằng phân bò mua với giá cao. Vì vậy mà tôi mới mạnh dạn nuôi bồ câu trong môi trường mới” - ông Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ thêm về ý tưởng khi mới hình thành mô hình lạ mà hay này.
Sau khi có ý tưởng, đầu năm 2018 ông Nguyễn Văn Hoàng đã cho lắp đặt 70 chuồng bồ câu, tương ứng với 70 cặp giống đặt dưới các gốc dừa. Bình quân, mỗi gốc dừa ông bố trí khoảng 8 cặp bồ câu. Sau mỗi chu kỳ một tháng, ông Hoàng lại di dời các chuồng này qua những gốc dừa khác.
Do đặc tính rễ dừa phát triển mạnh theo chiều ngang nên khá dễ hấp thụ lượng phân bón từ chim bồ câu. Bên cạnh đó, lượng phân này cũng được xử lý cùng với men vi sinh nên ít gây ra mùi hôi, cây lại tiếp nhận dinh dưỡng tốt hơn. Ở chiều ngược lại, chim bồ câu nhờ được nuôi dưới bóng mát của tán dừa nên có môi trường sinh trưởng tốt. Trứng bồ câu khi ấp nở đều cho tỷ lệ thành công cao nhờ môi trường mát mẻ, ánh sáng mà bồ câu nhận được cũng vừa phải.
Sau 8 tháng triển khai, đến nay mô hình nuôi bồ câu dưới tán dừa xiêm của ông Hoàng bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Gần 100 gốc dừa được trồng trên diện tích 3 sào đất nhờ được bón phân liên tục nên đóng trái rất sai, ông Hoàng cũng tiết kiệm khoản đáng kể chi phí dùng để mua phân bò trước đây.
Riêng về bồ câu, hàng tháng, 70 cặp chim cho ra thị trường các lứa bồ câu ra ràng liên tục. Với giá thị trường hiện nay được thương lái thu mua là 90 ngàn đồng/cặp, thì bồ câu giúp ông có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Dự định sắp tới, ông Hoàng sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này tại nhiều vườn dừa khác của mình.
Xã Thiện Nghiệp hiện có tổng diện tích trồng dừa xiêm khoảng 400 ha. Trong khi đó, số lượng hộ gia đình chăn nuôi bồ câu tại địa phương hiện cũng khá lớn. Nếu mô hình nuôi bồ câu dưới tán dừa xiêm được nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thì có thể nhân rộng. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.