Đến hẹn lại lên, sau Tết, người dân cả nước lại nô nức trẩy hội chợ Viềng. Phiên chợ đặc biệt này chỉ họp duy nhất một lần mỗi năm. Cũng bởi sự đặc biệt này, chợ còn có tên gọi khác là chợ cầu may.
Chợ Viềng Nam Định được diễn ra ở 2 nơi là chợ Viềng Phủ thuộc huyện Vụ Bản và chợ Viềng Chùa thuộc huyện Nam Trực. Cả hai chợ đều họp trong cùng một thời điểm là đêm mùng 7 và ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.
Một trong những điểm đặc biệt ở phiên chợ đêm này là khu vực bán đồ cổ, đổ cũ và dân đam mê thứ đồ độc đáo này gọi chúng bằng cái tên chợ “âm phủ”.
“Cái tên Âm phủ xuất phát từ thời xa xưa, bởi chợ chỉ họp về đêm mùng 7 và đến rạng sáng ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch thì tan chợ” - cụ Thiện, một người dân sinh sống gần chợ giải thích.
Cũng theo cụ Thiện, thời xa xưa, khi điện đèn chưa có, người bán hàng thường sử dụng đèn dầu để lấy ánh sáng. Cũng bởi thế mà cái tên “Âm phủ” ra đời.
“7 triệu đồng là giá bán cho khách nào muốn sở hữu đàn lợn này” - người bán hàng ra giá.
Con lợn này thì có giá 5,5 triệu đồng.
Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương được chủ nhân ra giá 14,5 triệu.
Thế giới đỉnh đốt trầm với đủ chủng loại.
Đèn dầu cổ.
Tiền giấy cổ.
Tiền giấy của Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
Gian hàng trưng bày đồ gốm.
Theo du khách và những người sành đồ cổ, cần xem xét thật kĩ các mặt hàng bán ở phiên chợ “Âm phủ” này bởi phần lớn toàn đồ giả cổ hoặc đổ cũ. “Những món đồ cổ thực thụ rất hiếm, nên du khách sẽ dễ bị nhầm lẫn và bị lừa” - anh Tuyến, một người đam mê đồ cổ khuyến cáo.
“Chợ Viềng là hội chợ mỗi năm chỉ diễn ra một lần và du khách thập phương đến nơi đây ngoài vãn cảnh chợ, đi lễ còn mua cho mình một món đồ mang tính may mắn cho gia đình và bản thân” - cụ Thiện phân tích.
Ngoài ra, cây cảnh cũng là một trong những nét đặc trưng của phiên chợ hiếm có này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.