Lãi suất tái cấp vốn từ 9% xuống còn 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7% xuống 6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 10% xuống 9%/năm.
Thông tư số 08 ngày 25.3 của NHNN cũng quy định về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đến dưới 1 tháng là 2%/năm (không đổi so với trước); lãi suất tối đa với các khoản tiền kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8% xuống 7,5%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn của thị trường.
NHNN cũng ban hành Thông tư số 09/2013 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên còn 11%/năm, thay vì 12%/năm trước đó.
Như Báo NTNN đã thông tin, trước khi có văn bản chính thức từ NHNN, các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động đón sóng hạ lãi suất. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là đơn vị đầu tiên thực hiện giảm lãi suất huy động 0,5%/năm. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1- 3 tháng về mức 7,5%/năm, các kỳ hạn trên 12 tháng lãi suất chỉ còn 9,5%/năm.
Theo quan sát của các chuyên gia, việc hạ lãi suất là một trong nhiều bệ đỡ quan trọng để đưa vốn ra nền kinh tế. TS Trần Hoàng Ngân - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, chỉ hạ lãi suất mới có thể giải quyết được các điểm nghẽn khác của nền kinh tế như hàng tồn kho, nợ xấu, thị trường bất động sản... Bởi vì, một khi lãi suất được điều chỉnh giảm dần xuống mức hợp lý hơn, sẽ kích cầu về đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng...
Phương Hà
Vui lòng nhập nội dung bình luận.