Lãi vay
-
Các đại biểu Quốc hội đều có chung nhận định cho rằng, tăng trưởng GDP năm 2022 có thể đạt được 8%/năm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao kinh tế phục hồi, song cộng đồng doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn?
-
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, chỉ điều chỉnh lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động, đồng thời giữ nguyên trần lãi suất cho vay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khi chi phí vốn đắt đỏ để giữ ổn định lãi vay không đơn giản.
-
Trong bối cảnh dòng vốn hạn chế, nguy cơ lạm phát cao lãi vay cũng theo đà tăng lên và ngày càng đắt đỏ so với sức chịu đựng của nền kinh tế. Theo khảo sát của Dân Việt, lãi suất cho vay đã tăng từ 1- 2%/năm chỉ trong 3 tháng qua.
-
Dịch covid-19, đẩy các hãng hàng không tới bờ vực phá sản, vì vậy, cần phải có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không tồn tại và có thể phục hồi sau dịch Covid-19.
-
Thu nhập giảm mạnh, mất việc vì giãn cách xã hội kéo dài khiến nhiều người vay mua nhà xoay sở trả nợ lãi vay hàng tháng. Có khách hàng được giảm lãi suất, có người vác "đơn" khắp nơi vẫn chưa tìm được tiếng nói chung với ngân hàng. Còn ngân hàng thì "toát mồ hôi" vì chồng đơn xin giảm lãi suất ngày càng cao.
-
Ngân hàng báo lãi lớn, doanh nghiệp đồng loạt đề nghị giảm mạnh lãi suất cho vay thêm 2 – 3%, thậm chí đưa về 0% hoặc dừng tính lãi vay. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, điều này làm khó các ngân hàng bởi nếu tính sòng phẳng, ngân hàng đang lỗ và các “ông chủ” ngân hàng chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình.
-
Nguồn thu sụt giảm mạnh bởi dịch Covid-19, một số doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng đơn trình bày khó khăn lên Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, “tố” ngân hàng chưa giãn nợ, giảm lãi vay cho doanh nghiệp.
-
Trước phản ánh của doanh nghiệp về việc giảm lãi suất tại nhiều nhà băng "làm cho có, chưa thực chất", Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sẽ công bố công khai kết quả thực hiện cam kết giảm lãi suất, giảm phí của từng ngân hàng định kỳ hàng tháng.
-
Có ý kiến cho rằng, nếu ngân hàng thực hiện chính sách lãi vay phân bổ theo doanh thu trong khi tính minh bạch của các dự án vẫn còn "bỏ ngỏ", khác gì "thả gà ra đuổi". Vì vậy, việc phân bổ lãi vay theo doanh thu là đề xuất khó khả thi.
-
TS Lê Xuân Nghĩa cho hay không có nước nào trên thế giới, vào lúc khủng hoảng “cứ đòi giảm lãi suất cho vay như Việt Nam”. Vì nếu giảm 3-5% lãi suất cho vay thì phải có sự hỗ trợ ngân sách. Việt Nam từng thất bại về gói kích cầu bằng hạ lãi suất cho vay ngân hàng giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2009.