Làm cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, vì sao đại gia này lại khóc?

Phương Linh Thứ hai, ngày 03/06/2019 14:55 PM (GMT+7)
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng nên dành hơn 4.000 tỷ đồng để trả nợ cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tuy nhiên, số khác lại không đồng tình.
Bình luận 0

Ngày 3/6, Quốc hội đã dành thời gian bàn về phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Theo tờ trình Chính phủ về nội dung trên, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn các dự án quan trọng quốc gia cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. 

Tỏ ra đồng tình với nội dung này, Đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng, đoàn Hải Phòng cho rằng hiện lưu lượng xe đi trên tuyến cao tốc trên lên tới hơn 35.000 lượt xe mỗi ngày, chiếm hơn 45% tổng lưu lượng trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng và Quốc lộ 5. Sau hơn 3 năm đưa vào khai thác, tuyến Hà Nội - Hải Phòng đánh giá là tuyến đường hiện đại, là động lực phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Bộ.

img

Lưu lượng xe đi trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lên hơn 35.000 lượt xe mỗi ngày. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, theo ông, tới nay, các khoản Nhà nước cam kết hoàn trả cho nhà đầu tư là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) vẫn chưa được thực hiện. 

Trước đó, trong quá trình triển khai Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) đã phải vay 4.069 tỷ đồng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để chuyển cho các địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn 2008-2010. Cụ thể, số tiền chuyển cho Hà Nội 882 tỷ đồng, Hưng Yên 788 tỷ đồng, Hải Dương 992 tỷ đồng và Hải Phòng là 1.397 tỷ đồng.

Bởi thế, tiền lãi phát sinh bởi khoản vay trên hiện đã lên đến trên 800 tỷ đồng. VIDIFI hiện vẫn phải vay với lãi suất 10%/năm cho các khoản trên nên theo ông dự án nếu tiếp tục chậm sẽ phá vỡ phương án tài chính.

Ngoài ra, số tiền hơn 4.000 tỷ đồng trên là Chính phủ bảo lãnh cho VDB vay vốn và cho VIDIFI vay lại. Bởi thế, việc không trả được các khoản nợ vay nước ngoài đến hạn sẽ ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ đối với những nhà tài trợ vốn nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín, môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền, đoàn Thái Bình cũng đồng tình ý kiến trên. Theo ông, doanh nghiệp đang phải gánh cả trăm tỷ đồng lãi phát sinh mỗi năm và nếu không được cân đối, doanh nghiệp sẽ gặp khó.

Tuy vậy, với phương án trên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bày tỏ không đồng tình. Ủy ban dẫn nghị quyết Quốc hội cho rằng việc sử dụng 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia phải để ưu tiên bố trí cho các dự án gia cố hệ thống đê xung yếu, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai...

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ, đoàn Bạc Liêu cũng đồng ý ý kiến này. Theo ông, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đang cần khoản cấp bách 8.000 tỷ đồng.

Bởi thế, ông cho rằng, nêu ưu tiên 8.000 tỷ đồng này cho công tác xử lý phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, còn lại, 2.000 tỷ đồng có thể cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Làm cao tốc Bắc - Nam: Trung Quốc dễ thắng thầu?

Tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) đã làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT và đề xuất tham gia đầu tư theo hình thức hợp...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem