Lam Sơn
-
Theo sử cũ còn lưu truyền đến ngày nay, Phạm Vấn là công thần khai quốc nhà Lê Sơ. Ông là người tham gia nghĩa quân Lam Sơn từ những ngày đầu khởi nghĩa và ông đã theo giúp Lê Lợi trong thời gian khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa.
-
Vua Lê Thái Tổ Lê Lợi có thiên tư tuấn tú, thông minh, dũng cảm, đức độ và có tài quân sự.
-
Liễu Thăng, một danh tướng lừng lẫy của nhà Minh (Trung Quốc) kiêu dũng và dày dạn kinh nghiệm chiến trường đã thảm bại trước nghĩa quân của Bình Định Vương - Lê Lợi. Bản thân Liễu Thăng bị chém rơi đầu, quân Liễu Thăng “mười phần chết chín”. Vậy ai là người chém đầu danh tướng Liễu Thăng?
-
Trước đó, Vũ Cố đã cho quân khoét núi, đào hào, phục vị dưới lớp ngụy trang vô cùng khéo léo, kín đáo. Khi Liễu Thăng vừa tới đỉnh cao nhất của núi Mã Yên thì bị Vũ Cố đội cỏ nhanh như tia chớp vung kiếm phất ngang đầu.
-
Trong chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có sự đóng góp to lớn của Phan Vân. Ông chính là người tổ chức, cung cấp nhân tài, vật lực cho nghĩa quân, nhất là việc xây dựng thành Động Đình, tạo điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân tấn công thành Đông Lũy và giành chiến thắng vang dội.
-
Trong các bộ sử chính thống thời nhà Lê sơ còn lưu truyền đến ngày nay, nhân vật Nguyễn Tuấn Thiện không được nhắc đến nhiều, nhưng sử nhà Minh lại ghi nhận ông như một dũng tướng của nghĩa quân Lam Sơn.
-
Lê Văn An là công thần khai quốc nhà Lê sơ. Ông đi theo Lê Lợi ngay từ ngày đầu, từng cùng Lê Lợi dự hội thề Lũng Nhai năm 1416. Trong buổi thề hôm đó, tên ông đứng hàng thứ ba. Khi khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra, ông luôn theo Lê Lợi đánh nhiều trận lớn nhỏ, lập được nhiều công lao.
-
Phạm Văn Xảo đã cùng các tướng rút khỏi Cao Bộ, kéo quân về mai phục ở cánh đồng Tốt Động - Chúc Động. Khi quân Minh ào ạt kéo đến, quân ta nhất tề đổ ra đánh một trận quyết chiến. Mười vạn quân tham chiến của giặc Minh đã bị giết và bắt sống đến một nửa...
-
Đỗ Bí đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn từ rất sớm. Nhưng ông bắt đầu sự nghiệp của mình từ vị trí của một nghĩa sĩ bình thường trong nghĩa quân ngày ấy...
-
Vùng đồng bằng rộng lớn mà Nguyễn Chích đề nghị chính là Nghệ An. Về mặt lý luận, Nguyễn Chích cho rằng, Nghệ An là nơi xa, lực lượng của quân Minh vừa ít lại vừa yếu, khả năng chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn rất rõ ràng.