Cuộc khảo sát tài sản hàng năm của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse công bố vào ngày 21/10 cho thấy trong số 10% người giàu nhất thế giới, 100 triệu người đến từ Trung Quốc, trong khi số đại diện đến từ Mỹ là 99 triệu.
Trung tâm kinh tế thành phố Bắc Kinh – Trung Quốc (Nguồn: Reuters)
“Bất chấp căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong 12 tháng qua, cả hai nước vẫn tăng trưởng mạnh mẽ với khối tài sản tăng cao, đóng góp lần lượt 3,8 nghìn tỷ đô la và 1,9 nghìn tỷ đô la cho tài sản toàn cầu”, Nannette Hechler-Fayd’herbe, người đứng đầu Bộ phận nghiên cứu toàn cầu về kinh tế tại Credit Suisse cho biết.
Nghiên cứu cho thấy, số lượng triệu phú của thế giới đã tăng 1,1 triệu, lên số lượng ước tính khoảng 46,8 triệu người, sở hữu chung 158,3 nghìn tỷ đô la tài sản ròng, chiếm 44% tổng số toàn cầu. Mỹ đóng góp hơn một nửa số triệu phú mới trong năm 2019 cho thế giới - 675.000 triệu phú.
Sự suy giảm tài sản trung bình ở Úc - phần lớn là do tỷ giá hối đoái - dẫn đến số lượng triệu phú bị giảm 124.000 người, trong khi đó, Anh mất đi 27.000 triệu phú và Thổ Nhĩ Kỳ là 24.000 triệu phú.
Báo cáo ước tính rằng 55.920 người trưởng thành sở hữu tài sản trị giá ít nhất 100 triệu đô la và 4.830 người sở hữu tài sản ròng trên 500 triệu đô la.
Báo cáo dự báo số lượng những người giàu có toàn cầu – với mức tăng 2,6% trong năm qua - sẽ tăng 27% trong năm năm tới, lên 459 nghìn tỷ đô la vào năm 2024. Số triệu phú cũng sẽ tăng trong giai đoạn này lên tới gần 63 triệu người.
90% bộ phận còn lại của thế giới hiện chỉ sở hữu 18% tài sản, tăng so với 11% năm 2000. “Hiện tại còn quá sớm để nói rằng chênh lệch giàu nghèo đang trong xu hướng giảm. Bằng chứng hiện tại cho thấy 2016 có thể đã là mức đỉnh trong tương lai gần”, báo cáo cho biết.
Báo cáo mới nhất từ Wealth-X cho thấy những người nhiều tiền nhất thế giới đều tự thân lập nghiệp, chẳng hạn Mark...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.