Làn sóng được tạo ra từ hố đen và sao neutron đánh dấu cột mốc mới

Thứ hai, ngày 05/07/2021 09:01 AM (GMT+7)
Các phi hành gia đã phát hiện ra sóng xung kích của một hố đen khi nó va chạm với một ngôi sao neutron - lõi của một ngôi sao khổng lồ sau khi sụp đổ. Đây là một cột mốc quan trọng đối với thiên văn học chuyên ngành sóng hấp dẫn.
Bình luận 0
Làn sóng được tạo ra từ hố đen và sao neutron đánh dấu cột mốc mới - Ảnh 1.

Sự hợp nhất của hố đen và sao neutron (Ảnh: LIGO-India / Soheb Mandhai)

Vụ va chạm đã gửi những đợt sóng xuyên qua thời gian và không gian tới Trái đất. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng mạng lưới các máy dò sóng để ghi nhận và phân tích đợt sóng này. Đáng chú ý hơn, một vụ va chạm của sao neutron và hố đen thứ hai cũng được phát hiện chỉ 10 ngày sau sự kiện đầu tiên. Khám phá này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách các hệ thống nhị phân - một cặp hố đen và sao neutron hình thành. Các phát hiện đã được công bố trên tạp chí Astrophysical Letters.

Tiến sĩ Patricia Schmidt, thuộc Viện nghiên cứu thiên văn sóng hấp dẫn của Đại học Birmingham, cho biết: "Với những khám phá phi thường này, thiên văn học sóng hấp dẫn đã đạt được một cột mốc quan trọng. Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho sự tồn tại của các nhị phân bao gồm một ngôi sao neutron và một hố đen mà chúng tôi có được cho đến nay. Những phát hiện này có tác động đối với sự hiểu biết của chúng tôi về sự hình thành của các mã nhị phân hỗn hợp như vậy. Vai trò của chúng như một nguồn phát ra các vụ nổ tia gamma." Khám phá đã đưa ra bằng chứng đầu tiên trên thế giới về hiện tượng thiên văn mới này.

Làn sóng được tạo ra từ hố đen và sao neutron đánh dấu cột mốc mới - Ảnh 2.

Hố đen và sao neutron tạo ra sóng hấp dẫn (Ảnh: Mark Myers, OzGrav, Đại học Swinburne)

Trước đây, các máy dò sóng hấp dẫn chỉ phát hiện được việc một hố đen hợp nhất với một hố đen khác hoặc một ngôi sao neutron hợp nhất với một ngôi sao neutron khác. Giống như một viên sỏi được thả trong ao, sự va chạm của các thiên thể sao tạo ra các sóng hấp dẫn lan tỏa ra ngoài không gian. Đây là một hiện tượng mà Albert Einstein đã dự đoán vào năm 1916. Nhưng sự tồn tại của sóng hấp dẫn đã không được xác nhận cho đến cuối năm 2015 khi sự hợp tác giữa LIGO và Virgo đã phát hiện hai hố đen va chạm vào khoảng 1,3 tỷ năm trước. LIGO và Virgo hiện chịu trách nhiệm phát hiện vụ va chạm của hai thiên thể cách nhau khoảng 900 triệu năm ánh sáng.

Các máy dò đã ghi lại quá trình một ngôi sao neutron quay quanh một hố đen ngày càng nhanh hơn cho đến khi nó đâm vào "giếng trọng lực". Và khám phá không kết thúc ở đó vì máy dò Advanced LIGO (ALIGO) ở Mỹ và máy dò Advanced Virgo ở Ý đã phát hiện ra vụ va chạm thứ hai như vậy chỉ vài ngày sau đó. Theo Giáo sư Alberto Vecchio, Giám đốc Viện Thiên văn Sóng hấp dẫn của Đại học Birmingham, các nhà khoa học đã hồi hộp chờ đợi phát hiện này từ rất lâu. Trước đó, vẫn chưa có bằng chứng thực sự thuyết phục nào để chứng minh các vụ va chạm xảy ra.

Làn sóng được tạo ra từ hố đen và sao neutron đánh dấu cột mốc mới - Ảnh 4.

Sự hợp nhất của hố đen và sao neutron (Ảnh: Carl Knox, OzGrav, Đại học Swinburne)

Hơn 1.300 nhà khoa học từ 18 quốc gia đã tham gia vào dự án của LIGO, bao gồm các nhà khoa học từ 11 trường đại học của Vương quốc Anh. Hội đồng Cơ sở vật chất Khoa học và Công nghệ của Vương quốc Anh (STFC) đã phân bổ 9,4 triệu bảng Anh cho các trường đại học và học viện để nghiên cứu sóng hấp dẫn. Giáo sư Grahame Blair, Giám đốc điều hành chương trình của STFC, cho biết: "Kể từ lần đầu tiên chứng kiến những gợn sóng này trong không gian, chúng ta hiện đã có các quan sát mới. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến một sự kiện kiểu này, và nó cho thấy lý do tại sao nghiên cứu này rất quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về Vũ trụ."

Hà Trang (express.co.uk)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem