Lân Văn Điển - sự sống của cây trồng, hoa và cây cảnh

Chu Công Tiện - Nguyên Phó giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông Hà Nội Thứ hai, ngày 29/06/2015 07:51 AM (GMT+7)
Lân (P) có trong thành phần Protit tạo nên nhân tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây. Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non, tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.
Bình luận 0

Tăng cường khả năng hút đạm của cây

Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng. Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm. Lân có trong thành phần hạt nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào các thành phần enzin, các Protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Trong các loại phân lân thì phân lân nung chảy (FMP) Văn Điển là một dạng phân lân chứa khá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng (CaO = 26 – 34%, SiO2 = 24 – 32% MgO = 15 – 18%, S, Fe, Cu, B, Zn, Mn, Co, Mo…).

img
Lân có vai trò vô cùng quan trọng với cây trồng, hoa cây cảnh.Ảnh:  I.T
Trên cây táo, hầu như số hoa trên cành có tương quan tuyến tính đến hàm lượng lân trong lá. Sự tương quan thuận giữa sự bón phân lân và hàm lượng cyto kinine vì cyto kinine thúc đẩy sự hiệu quả của chất lân trong việc hình thành hoa. Đối với cây xoài: Bón phân lân sớm ở thời kỳ trước khi trái phát triển có thể kích thích cho sự sinh trưởng trong mùa xuân. Hàm lượng lân thấp sẽ không thúc đẩy sự ra hoa. Nhưng hàm lượng lân trong chồi cao rất thích hợp cho sự khởi phát hoa. Nhu cầu lân của cây lạc khá lớn. Lân có tác dụng kích thích quá trình cộng sinh với vi khuẩn tạo ra nốt sần trên rễ, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa đậu trái, lạc có nhu cầu dinh dưỡng lân nhiều nhất ở thời kỳ từ khi ra hoa đến sau khi hình thành quả. Để tạo được 1 tấn hạt, cây lạc lấy đi từ trong đất: 49kg N, 52kg P2O5 và 27kg K2O. Qua nghiên cứu của một số nhà khoa học về so sánh sản lượng thu hoạch của 8 loài cỏ hàng năm cùng giải pháp trồng trọt: Có những loài yêu cầu lân cao, có loài yêu cầu lân ít.

95% sản lượng tối đa đạt được nhờ có bổ sung lân

Một nhóm nhà nghiên cứu khác đã đo nồng độ lân trong các dung dịch đất và thấy rằng: 95% sản lượng tối đa đạt được nhờ có bổ sung lân. Đối với hoa và cây cảnh, lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây hoa, kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác. Cây hút lân dưới dạng H2PO4- và HPO42- lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non. Bón đủ lân, cây ra nụ và hoa sớm. Lân có vai trò rất quan trọng với hoa và cây cảnh, với hoa Trường Xuân trồng trong chậu, giai đoạn cây mầm và giai đoạn chuẩn bị ra nụ hoa cần được bón lân thì cây mới khỏe và hoa mới nở đều, đẹp và không bị rụng sớm. Hoa cẩm chướng sẽ ra nhiều hoa, to đều và sặc sỡ nếu bón phối hợp P, Ca, K và B. Các loại hoa mộc gồm: Hoa bằng lăng, hoa mai, hoa anh đào, hoa tường vi,… cần được bổ sung P,K và các nguyên tố vi lượng để làm sai hoa, hoa bền màu sắc đẹp. Các loài hoa hồng, thược dược, cúc,… cần được bón N, P, K đầy đủ với tỷ lệ thích hợp giúp cây sinh trưởng, phát triển cân đối để đạt năng suất và chất lượng hoa cao. Dinh dưỡng cho hoa lan phải cân bằng giữa hàm lượng N, P và K (tỷ lệ 1-1-1), hòa tan trong nước với tỷ lệ 1gram cho 1 lít nước và tưới 1 tuần 1 lần, áp dụng cho các tháng từ cuối mùa xuân cho đến đầu mùa đông (khoảng tháng 10). Còn thức ăn trong các tháng còn lại trong năm thì chứa đạm nhiều hơn (3-1-1). Với bonsai, việc bón thúc lân nhả chậm dưới dạng Photphat (lân Văn Điển) rất cần thiết, giúp điều hòa chức năng sinh sản (với bonsai hoa) và tăng cường phát triển của hệ rễ nhất là rễ phụ (dùng cho các loài cây cảnh chơi rễ).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem