Nâng cao năng suất, chất lượng
Bắc Giang có diện tích đất canh tác trên 80.000ha, hầu hết diện tích là đất bạc màu, đồi gò. Diện tích đất đồi chiếm gần một nửa có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, pha cát, nhiều nơi kết cấu rời rạc (sỏi cơm) như vùng Lục Ngạn, Lục Nam, Việt Yên. Tuy nhiên, một phần diện tích đất nông nghiệp của tỉnh trên vùng đất đồi nghèo khó như trên Bắc Giang đã chọn hai cây trồng đặc sản phù hợp là cây vải thiều và cây nhãn, cộng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong đó có lựa chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho vải, nhãn đã giúp cho người dân không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn giúp họ làm giàu chính đáng.
Người trồng vải thôn Tân Cầu, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam cho biết, phân NPK Văn Điển giúp cho vải, lá dày, quả lớn đồng đều, quả vải vỏ màu hồng tươi, mọng nước và ngon. tư liệu
Về vai trò của phân Văn Điển trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cây vải, nhãn, ông Nguyễn Văn Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang cho biết: “Phân NPK Văn Điển thành phần chính có lân, lân Văn Điển chậm tan, chỉ tan trong dung dịch axit do rễ cây tiết ra nên hạn chế bị rửa trôi; có tỷ lệ canxi tương đối khá để khử chua; bổ sung kali, các chất trung lượng và vi lượng mà đất đang thiếu hụt. Nên phân Văn Điển ngoài việc cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và hợp lý theo yêu cầu của cây mà còn tăng khả năng lưu giữ và hấp thu chất dinh dưỡng và nước. Sau khi bón phân này vài năm đất ngày càng tơi xốp, màu mỡ, cây trồng hạn chế sâu bệnh và ngày càng tươi tốt.”
Cung cấp 16 yếu tố dinh dưỡng thiết yếu
Cây vải và cây nhãn nhất là thời kỳ kinh doanh (sau trồng 3 năm) vừa cho năng suất quả hàng năm, vừa phát triển thân, cành, lá, tán cây nên nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nếu chỉ có đạm, lân, kali, năng suất nhãn, vải không ổn định, chất lượng quả kém, vỏ quả mỏng, sức chống chịu các điều kiện thời tiết khắc nhiệt kém, dễ nhiễm sâu bệnh, quả héo nhanh, mẫu mã xấu. Bón phân đa yếu tố NPKVăn Điển cây trồng sẽ được cung cấp đầy đủ 16 yếu tố dinh dưỡng thiết yếu. Ngoài đạm, lân, kali là thành phần quan trọng không thể thiếu, các chất trung lượng và vi lượng cũng rất cần thiết. Ví dụ, silic giúp cứng cây, dày vỏ bẹ, chống thoát hơi nước trên đất cao hạn. Các chất vi lượng giúp cây tổng hợp nhiều vitamin tạo ra các hương liệu cho hạt, củ, quả làm tăng hương vị. Những kết luận của các nhà khoa học như trên phù hợp qua thực tế sản xuất của ông Lý Văn Tăng thôn Bốn, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam: “Những năm trước khi chưa bón phân Văn Điển cho vải, nhãn, cây thấp, lá nhỏ, nhiễm bệnh nhiều, tỷ lệ đậu quả thấp, vỏ quả màu kém tươi, nhanh thâm. Bón phân Văn Điển, bón lót loại NPK: 5-10-3 sau khi thu hoạch quả tháng 7, 8: Bón 2- 2,5kg/cây. Bón thúc loại phân NPK Văn Điển: 18-8-12 chia làm 2 đợt: Đón hoa (tháng 11, 12), đậu quả (tháng 3): Mỗi đợt bón 2 - 2,5 kg/cây. Cây, cành cao lớn nhanh, lá dày màu xanh sáng, hoa nhiều, không phải phun thuốc đậu quả mà quả sai, thu hoạch sau 10 ngày vẫn chưa thâm vỏ và tăng vị ngọt thơm”.
Về hiệu quả của phân bón Văn Điển, ông Lương Văn Phú - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam đánh giá: “Phân NPK Văn Điển giúp cho vải, nhãn sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu nhất là những năm thời tiết lúc ra hoa không thuận lợi vẫn được mùa, giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng. Ngoài ra, còn giúp cho sản xuất bền vững nên phù hợp với quy trình sản xuất vải, nhãn Việt GAP”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.