|
Phân loại ngao tại một làng nghề chế biến thuỷ sản ở Hải Hậu, Nam Định. |
Theo thống kê của Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và Nghề muối, hiện nay nước ta có gần 600 cơ sở CBTS quy mô công nghiệp và hàng ngàn cơ sở quy mô vừa và nhỏ.
Năm 2009, tổng lượng thải chất rắn của làng nghề chế biến thuỷ sản thải ra môi trường khoảng 1 tỷ tấn.
TS. Trần Thị Dung (Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển thủy sản) cho biết: Hiện tại 100% các làng nghề chế biến thuỷ sản trên cả nước hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải và nước thải của các cơ sở này vẫn được trực tiếp xả xuống kênh mương, sông ngòi hoặc vùng biển liền kề.
Mới đây, tại Phú Yên, qua kiểm tra các cơ sở nuôi trồng và CBTS đang hoạt động tại huyện Đông Hoà, đã phát hiện Công ty TNHH Asia Hawaii Ventures, chuyên nuôi và sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, có nhiều vi phạm về bảo vệ môi trường. Công ty này đã xả thẳng nước thải từ hồ ra biển mà không qua xử lý.
Còn tại Cà Mau, Sở TN&MT tỉnh này đã xác định được 4 doanh nghiệp CBTS gây ô nhiễm môi trường nước tại kênh xáng Lương Thế Trân (huyện Cái Nước, TP. Cà Mau). Cuối tháng 5 vừa qua, tỉnh Bạc Liêu đã quyết định buộc đóng cửa hơn 20 nhà máy CBTS trên địa bàn.
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm, dự kiến, trong quy hoạch phát triển chế biến thuỷ sản toàn quốc, Nhà nước sẽ ưu tiên cho doanh nghiệp thuê mặt bằng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải riêng cho doanh nghiệp, hoặc hỗ trợ di dời doanh nghiệp, làng nghề CBTS vào các khu chế biến thuỷ sản tập trung có thể kiểm soát tốt về môi trường.
Đặc biệt, phải được thẩm định chặt chẽ về mức độ thực hiện việc phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, nước thải của doanh nghiệp.
Đình Thắng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.