Làng nghề khao khát học nghề

Thứ ba, ngày 18/01/2011 10:52 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nghề chạm bạc có ở thôn Huệ Lai (xã Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên) từ năm 1990. Hiện nay, làng nghề đã thành lập được Hợp tác xã chạm bạc với 42 thành viên.
Bình luận 0
img
Làm bạc ở thôn Huệ Lai.

Trung bình mỗi năm nghề chạm bạc cho doanh thu gần 10 tỷ đồng. Các sản phẩm chính của làng là gia công và thiết kế đồ trang sức mỹ nghệ như dây chuyền, vòng xuyến, nhẫn… từ các chất liệu bạc và vàng, trong đó bạc chiếm khoảng 80%. Sản phẩm được tiêu thụ trên khắp cả nước.

Ông Trần Công Sảng - Chủ tịch UBND xã Phù Ủng phấn khởi nói: “Nhờ có nghề chạm bạc mà cuộc sống của những nông dân vốn chỉ biết đến “gốc lúa củ khoai” đã được thay da đổi thịt. Người dân có điều kiện cho con cái ăn học tử tế, xây dựng nhà của, mua sắm các đồ dùng sinh hoạt hiện đại”.

Tuy nhiên, theo con mắt của những nghệ nhân tâm huyết với nghề thì những sự phát triển đó chưa thật bền vững. Ông Đỗ Xuân Chuyển - Chủ nhiệm Hợp tác xã Chạm bạc Phù Ủng tâm sự: “Nghề chạm bạc bắt đầu xuất hiện ở Huệ Lai cách đây khoảng 20 năm và thực sự phát triển mạnh nhất cách đây khoảng chục năm”.

Cũng theo ông Chuyển, những năm gần đây sự phát triển này có vẻ chậm lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là làng nghề chạm bạc đang thiếu đi những nghệ nhân thật sự tâm huyết với nghề. Điều này dẫn đến tình trạng các sản phẩm làm ra chưa thật sự tinh xảo, không đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Anh Phạm Văn Quy, 22 tuổi (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi) người có 6 năm làm nghề chạm bạc tâm sự: “Đây là một nghề mang tính tỉ mỉ rất cao. Người học nghề muốn làm nghề giỏi ngoài việc phải nắm được những kỹ năng cơ bản.

Có như vậy thì nghệ nhân mới có cơ hội để sáng tạo ra những mẫu mã mới. Tuy nhiên, việc truyền nghề ở làng chạm bạc Huệ Lai từ trước đến nay chủ yếu vẫn diễn ra theo kiểu “cha truyền con nối” theo cách làm cũ cả nên hiệu quả chưa cao”. Vì vậy, thợ làng nơi đây vẫn khao khát học nghề, sáng tạo nghề.

Theo ông Đỗ Xuân Chuyên: Việc đào tạo nghề cho thế hệ trẻ lại chưa được quan tâm đúng mức. Năm 2011, HTX đã được Sở LĐ-TB&XH Hưng Yên cấp kinh phí cho mở 5 lớp dạy nghề chạm bạc cho nông dân xã Phù Ủng. Hy vọng đó là “cú hích” để làng nghề chạm bạc Huệ Lai phát triển mạnh và bền vững.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem