Lãnh đạo VATAP bị tố làm trái pháp luật trong điều hành quản lý (Ảnh: IT)
Bị tố cáo cứ có tiền là cấp chứng nhận?
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Thành Tuân – Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (ACT) cho biết, đã có đơn tố cáo ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch VATAP; ông Nguyễn Minh Vỹ - Giám đốc Trung tâm Công nghệ chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam; bà Trần Mai Khanh – Viện trưởng Viện Công nghệ chống làm giả vì có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn làm trái pháp luật trong điều hành quản lý VATAP và ACT.
“Các lãnh đạo của VATAP và ACT đã có hành vi cố tình o ép trung tâm cũng như bản thân tôi đến phải khuynh gia bại sản khi đầu tư vào ACT”, ông Tuân cho biết.
Theo đơn của ông Nguyễn Thành Tuân, 3 người có tên bị tố cáo trên là ông Bảo, bà Khanh, ông Vỹ đã: Điều hành hoạt động hiệp hội trái với quy định của pháp luật: Hành vi thu tiền của các đơn vị trực thuộc và tổ chức tôn vinh cấp giấy chứng nhận thương hiện sản phẩm cho hàng trăm doanh nghiệp đều không lập phiếu thu, trong khi đó mỗi doanh nghiệp đi dự họp đã phải nộp cho bà Linh - Chánh văn phòng Hiệp hội và tổ chức này là 4 triệu đóng, còn các đơn vị được cấp giấy chứng nhận thì đơn vị ít nhất cũng là 10 triệu đồng, còn có đơn vị tài trợ đến 50 triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng.
“Các đơn vị này được cấp giấy chứng nhận, được ông Bảo và tổ chức này đã bỏ qua các bước thẩm định theo quy trình của pháp luật và cứ có tiền là cho cấp chứng nhận”, ông Tuân phản ánh.
Việc 3 đơn vị đại diện như: Tạp chí hàng hóa và thương hiệu (do bà Trần Hương Giang làm đại diện). Đại điện Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu (do ông Lê Trọng Anh - quyên Giám đốc đại diện). Đại điện trưởng ban tổ chức Viện công nghệ chống hàng giá, do bà Trần Mai Khanh làm Viện trưởng, được ông Bảo chỉ đạo ký vào giấy chứng nhận cấp cho Công ty TNHH VINACA ngày 12.10.2017 là có hành vi vi phạm pháp luật. Đề nghị các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. “Trên đây là nội dung tố cáo của tôi thay mặt cho một số người ở các đơn vị trực thuộc và một số doanh nghiệp và tập thể, cán bộ và nhân viên trong Trung làm”, đơn của ông Tuân nêu rõ.
VATAP nhiều lần cho rằng không có tránh nhiệm với việc cấp chứng nhận của Vinaca mà là do các đơn vị trực thuộc (Ảnh: IT)
Chủ tịch VATAP có ngụy biện?
Đề làm rõ thông tin bị tố cáo, chúng tôi đã liên lạc với ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch VATAP nhưng ông Bảo đã không nghe máy.
Khi chúng tôi liên lạc với bà Trần Mai Khanh, bà Khanh cho biết: "Tôi là người bị hại. Tôi không biết vị phó Giám đốc này. Chúng tôi đã họp và có đơn yêu cầu công an vào cuộc làm rõ vì đó là hành vi vu khống tôi".
Trước đó, sau khi có công văn của Cục Quản lý thị trường đề nghị VATAP cung cấp thông tin về việc chứng nhận cho Công ty Vinaca đạt Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam 2017, ông Lê Thế Bảo đã ký công văn trả lời Cục Quản lý thị trường vào ngày 24.4 về nội dung này.
Theo đó, VATAP lại một lần nữa cho rằng Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam không chỉ đạo, tổ chức chương trình đánh giá và truyền thông: Thương hiệu, sản phẩm. dịch vụ hàng đầu Việt Nam 2017. Chương trình này do Viện Công nghệ chống làm giả, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện, và Tạp chí Hàng hóa và Thương hiệu là đơn vị bảo trợ truyền thông. Đây là những đơn vị trực thuộc Hiệp hội, có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động theo điều lệ. Các đơn vị này có chức năng, nhiệm vụ trong việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu và truyền thông, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp.
“Theo báo cáo của các đơn vị tổ chức, đây là Chương trình Truyền thông nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10.2017, mục đích tạo ra một sự kiện cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội giao lưu, truyền thông, quảng bá thương hiệu.
Về tiêu chỉ đánh giá, VATAP cho rằng: Sản phẩm có chất lượng tốt, được người tiêu dùng tin dùng; Có ý thức xây dựng và phát triển thương hiệu; có những hoạt động vì xã hội, cộng đồng, có chương trình hữu ích như khởi nghiệp...; có tư cách pháp nhân rõ ràng; chấp hành pháp luật; Trong quá trình tham gia Chương trình chưa bị hoặc chưa phát hiện sai phạm đến mức bị xử lý từ phạt hành chính trở lên.
VATAP cũng cho biết, Công ty TNHH Vinaca đã gửi bán Đăng ký tham gia Chương trình từ tháng 8.2017. Theo bản Đăng ký gửi về Ban tổ chức, Công ty TNHH Vinaca có lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất mỹ phẩm, xả phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh.
Trong thời gian kể từ khi nhân được bản Đăng ký của Công ty TNHH Vinaca đến khi tổ chức sự kiện truyền thông vào ngày 12.10.2017 Ban tổ chức đã có khảo sát, đánh giá là Công ty TNHH Vinaca đang phát triển các chi nhánh trên nhiều tỉnh. thành; có chương trình khởi nghiệp. Ngoài ra. Ban tổ chức không nhận được bất cứ thông tin gì liên quan đến việc công ty sản xuất sản phẩm thuốc chữa ung thư từ than tre, nứa tại Hải Phòng.
“Hiệp hội không được báo cáo về chương trình này và Hiệp hội cũng không được mời tham dự”, công văn của ông Bảo cho biết.
Các đơn vị (Ban tổ chức) làm còn sơ sài và quan niệm là việc quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, hai bên cùng tự nguyện (doanh nghiệp và ban tổ chức), chưa lường được các thủ đoạn của số rất ít doanh nghiệp lợi dụng việc này để đánh bóng thương hiệu của mình.
Về phía trách nhiệm của Hiệp hội phải được nâng cao hơn; Phải tăng cường công tác quản lý cấp trực thuộc chặt chẽ hơn nhằm khắc phục các hiện tượng như trên xảy ra.
Liên quan đến vụ thực phẩm chức năng làm từ tro than tre, nứa của Công ty TNHH Vinana, ngày 2.5, Công an Hải Phòng đã bắt Nguyễn Xuân Thu (SN 1982, trú tại Hà Nội) - Giám đốc Cty TNHH Vinaca (trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Điều đáng nói, trước khi bị bắt 1 ngày, Thu còn livestream hơn 3 giờ trên facebook cá nhân với tên Nguyễn Thu để giới thiệu sản phẩm Vinaca và tuyên truyền luận điệu xuyên tạc, phản động. Thu ra sức kêu gọi những người xem video trực tiếp chia sẻ càng nhiều càng tốt.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.