Đó là việc tăng lương nếu thực hiện từ 1.1.2015 chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN, bởi nó sẽ làm cho chi phí tiền lương của DN cho người lao động tăng lên. Tăng lương trong khi năng suất lao động chưa cao sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của DN. Hai là các chi phí như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng rất cao, mà phí này DN phải trả là chính. Thứ 3 là việc tăng lương sẽ đánh vào tâm lý của các nhà đầu tư mới. Họ cảm thấy chính sách tiền lương của ta không ổn định, điều này sẽ khiến họ cẩn trọng trong đầu tư vào Việt Nam vì nó ảnh hưởng đến chi phí hiệu quả của DN ngay từ đầu.
Theo ông Giang, tăng lương tối thiểu chúng ta chỉ giải quyết được một số tiền cho khoảng trên 2 triệu lao động trong các ngành công nghiệp dệt may nhưng sẽ không khuyến khích được đầu tư của DN vào khu vực công nghiệp nông thôn-nơi đang có tới 6-7 triệu lao động với mức thu nhập chỉ từ 100-150 nghìn đồng/tháng. Lao động nông thôn mới là khu vực quan trọng cần hướng tới để giải quyết thu nhập. Việc tăng lương hay không cần có cái nhìn toàn diện, rộng hơn bởi kích thích đầu tư, kinh doanh của DN mới thực sự kích thích việc làm, tạo ra thu nhập, thúc đẩy sức mua.
Đại diện VCCI cũng nhận định người lao động chưa chắc đã được hưởng lợi lớn khi lương tối thiểu tăng. Bởi với mức lương tối thiểu tăng 14,8% theo phương án đã được Hội đồng tiền lương thông qua, cộng với các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn..., chi phí thực tế mà chủ doanh nghiệp phải trả cho người lao động sẽ tăng trên 20%. Trong bối cảnh gần 90% doanh nghiệp tại Việt Nam là vừa và nhỏ, việc chi phí tiền lương tăng trên 20% sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chi phí đầu vào, dẫn đến không thể tiếp tục tồn tại và người lao động có thể mất việc làm. Thậm chí, một số chủ doanh nghiệp sẵn sàng cắt giảm các khoản lương mềm để giảm chi phí.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.