Lão nông sưu tầm và đưa bộ tem về Hoàng Sa, Trường Sa ra thế giới

Mai Anh - Ngọc Quyên Chủ nhật, ngày 14/04/2019 13:48 PM (GMT+7)
Cùng với thời gian, con tem không chỉ có giá trị kỷ niệm mà còn mang thông điệp lịch sử. Có lẽ vì lẽ đó mà một lão nông ở niền Tây đã giành cả cuộc đời mình để sưu tầm và lưu giữ những con tem quý của Việt Nam. Đặc biệt, ông cũng chính là người đầu tiên quảng bá hình ảnh Trường Sa, Hoàng Sa ra thế giới thông qua con tem.
Bình luận 0

Đam mê tem từ nhỏ

Năm 1988, bộ tem về Hoàng Sa, Trường Sa được phát hành và nông dân Trần Hữu Huệ (69 tuổi, ngụ thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã cất công sưu tầm từng con tem, cất giữ cẩn thận. Tính đến nay, ông Huệ đã sở hữu 200 con tem quý về Hoàng Sa, Trường Sa và ông luôn mong muốn được giới thiệu bộ tem này ra thế giới. Cũng từ lâu, người đàn ông này được giới chơi tem phong danh hiệu “vua tem miền Tây”.

Bén duyên với con tem từ khi học lớp 6, phần vì tò mò muốn hiểu ý nghĩa đằng sau những con tem, phần muốn sở hữu chúng nên từ nhỏ nên ông Huệ đã dành dụm tiền để mua tem, hay trao đổi với bạn bè cùng đam mê. Thậm chí lân la đến văn phòng trường hay bưu điện… xin tem.

img

img

Sưu tầm tem là đam mê của ông Huệ từ khi còn nhỏ. Ảnh: M.A.

Qua hơn 50 năm tìm tòi, thu mua, chắt chiu cất giữ từng con tem, đến nay lão nông này đã sở hữu bộ sưu tập đủ các loại và vô cùng quý hiếm. Đáng kể nhất là hai bộ tem “Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII – XVIII” và “Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ”, được in và lưu hành vào đầu năm 1988. Và ý tưởng quảng bá hình ảnh Hoàng Sa – Trường Sa ra thế giới cũng được ông ấp ủ và thực hiện từ đây.

Ông Huệ chia sẻ: “Con tem là danh thiếp của 1 quốc gia. Chẳng hạn khi mình mang đi gửi cho các bạn nước ngoài tức là đã giới thiệu được mẫu tem đó, bản đồ chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam ra thế giới. Để bắt đầu thực hiện ý tưởng này, từ tháng 1.1915 tôi đã tìm những mẫu tem Hoàng Sa - Trường Sa để gửi đi cho bạn bè các nước”.

img

Để mang con tem ra quốc tế, ông Huệ cũng nhiều khó khăn, có khi thư gửi đi mà không có trả lại. Ảnh: M.A.

Với ý tưởng đó, ông Huệ đã mất hơn 19 năm tìm kiếm và sưu tầm 200 con tem về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, lão nông này đã gửi 100 bức thư tay trình bày nội dung thực hiện chuyên đề, dán tem Hoàng Sa – Trường Sa lên bìa thư rồi gửi cho bạn bè, đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới. Sau đó nhờ họ gửi lại cho ông bì thư thực gửi đã được đóng dấu nhật ấn, qua đó khẳng định chủ quyền của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Nuôi dưỡng đam mê

Thông thường, một bì thư ông Huệ gửi đi cho đến lúc nhận được phản hồi phải mất cả tháng, có khi cả năm trời, nhưng ông không nản lòng. Bởi với ông, tuy hai mẫu tem này không quá đắt tiền nhưng lại rất quý về mặt ý nghĩa lịch sử, thể hiện đầy đủ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và đã được Liên minh Bưu chính thế giới công nhận.

img

Ông Huệ bên cạnh những bộ tem quý hiếm của mình. Ảnh: M.A.

“Mang con tem ra quốc tế cũng nhiều khó khăn, có khi thư gửi đi mà không có trả lại. Khoảng 2 năm mình chỉ thực hiện được 20 nước mà thôi. Sau khi đã hết địa chỉ của các nước cần tìm, bà xã tôi có nêu ý tưởng lên mạng tìm địa chỉ của tòa đại sứ của Việt Nam ở những nơi mà mình muốn gửi mẫu tem sang, cuối cùng tôi đã thực hiện” - ông Huệ cho hay.

Anh Trịnh Văn Thu (ngụ Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), cho rằng: “Tôi thấy rất nể chú, chú Huệ nghĩ ra được việc mà các nhà sưu tập khác chưa nghĩ ra. Chú làm bộ sưu tập này với tinh thần yêu nước, hướng cho các bạn trẻ và bản thân tôi một tinh thần yêu biển đảo qua con tem Hoàng Sa, Trường Sa”.

img

img

Ông Huệ mong muốn thông qua bộ sưu tập tem hướng cho các bạn trẻ một tinh thần yêu biển đảo qua con tem Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: M.A.

Để hoàn thành bộ sưu tập chuyên đề “Thế giới công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam qua con tem bưu chính”, ông Huệ cần có 78 bì thư thực gửi có đóng dấu nhật ấn từ các quốc gia trên thế giới. Tính đến nay ông đã nhận được 60 bức bì thư như vậy.

Bên cạnh đó, ông Huệ còn sở hữu nhiều bộ tem quý hiếm, như: Bộ tem cải cách ruộng đất, bộ tem kèm bì thư thể hiện lời hiệu triệu nhân dân cả nước chống lãng phí của Bác Hồ, bộ tem về Hoàng Sa, Trường Sa… Đặc biệt, trong bộ tem 80 trang với chủ đề Lịch sử ngành Bưu điện Việt Nam 1954-1961, ông Huệ đoạt huy chương bạc tại triển lãm tem châu Á tổ chức ở Thái Lan vì có những con tem rất quý.

img

Những bì thư thực gửi đã được đóng dấu nhật ấn là tài sản quý của ông Huệ. Ảnh: M.A.

Theo ông Huệ, quý nhất là tem sự vụ in hình Hồ Chủ tịch, nhiều người hỏi mua giá 3.000 USD nhưng ông chưa đồng ý bán. Những con tem quý khác có giá 600 - 2.000 USD liên quan đến cải cách ruộng đất, triển lãm tiểu thủ công nghiệp năm 1958...

Dành hơn nửa cuộc đời để sống cho đam mê, giờ đây ông Huệ là một trong những người sở hữu bộ sưu tập tem lớn nhất Việt Nam. Dù đang sở hữu tài sản vô giá, nhưng không vì thế mà mà ông lại ngơi đi sự sáng tạo trong việc sưu tầm và phát huy giá trị của những con tem nhuốm màu thời gian.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem